Trọn bộ quy trình và thủ tục xin visa Phần Lan mới nhất

Trọn bộ quy trình và thủ tục xin visa Phần Lan mới nhất

Phần Lan, một trong những quốc gia Bắc Âu đáng sống nhất thế giới, thu hút hàng triệu du khách, du học sinh và lao động mỗi năm. Tuy nhiên, để có thể đặt chân đến đất nước này, du khách Việt cần xin visa. Đừng lo lắng vì trong bài viết này, Bankervn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin mới nhất về thủ tục xin visa Phần Lan, giúp bạn nắm rõ quy trình, hồ sơ và các bước thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Đặc điểm visa Phần Lan

Cộng hòa Phần Lan (Finland) là một quốc gia thuộc cả Liên minh Châu Âu (EU) và khối Schengen. Do đó, để nhập cảnh vào Phần Lan, bạn cần sở hữu visa do Đại sứ quán Phần Lan hoặc một quốc gia thuộc khối Schengen cấp. Tùy theo mục đích chuyến đi, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại visa chính như sau:

  • Visa Schengen (Type C): Đây là loại visa ngắn hạn, cho phép du khách lưu trú tối đa 90 ngày trong vòng 180 ngày tại Phần Lan cũng như các quốc gia khác thuộc khối Schengen. Loại visa này phù hợp với những mục đích như du lịch, công tác, tham gia hội thảo, thăm thân nhân, bạn bè hoặc đối tác…
  • Visa quốc gia (Type D): Dành cho những trường hợp lưu trú dài hạn trên 90 ngày, chẳng hạn như du học, làm việc, đoàn tụ gia đình hoặc tham gia các chương trình đào tạo dài hạn tại Phần Lan.

Thông thường, nếu bạn đi du lịch, công tác hoặc thăm thân trong thời gian ngắn, bạn sẽ cần xin visa Schengen loại C. Điều này có nghĩa là nếu nộp hồ sơ xin visa Phần Lan, thì quốc gia này phải là điểm đến chính trong hành trình của bạn (nơi nhập cảnh đầu tiên và/hoặc nơi lưu trú lâu nhất). Thời gian lưu trú được cấp thường dao động từ 7 đến 45 ngày, với số lần nhập cảnh có thể là một lần, hai lần hoặc nhiều lần tùy vào nhu cầu và hồ sơ của bạn.

Xin visa Phần Lan có khó không

Theo bảng xếp hạng độ khó visa của Bankervn, visa Phần Lan được đánh giá là “khó” với các tiêu chí xét duyệt nghiêm ngặt. Để có thể xin visa thành công, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ về nhân thân, công việc, tài chính và chứng minh mục đích chuyến đi một cách rõ ràng. Việc tuân thủ đúng yêu cầu và cung cấp đầy đủ giấy tờ theo hướng dẫn từ Đại sứ quán Phần Lan sẽ giúp bạn nâng cao tỷ lệ đậu visa.

Lưu ý: Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước trong quy trình xin visa Phần Lan. Nếu bạn không có thời gian tự tìm hiểu hoặc muốn đơn giản hóa quá trình này, bạn có thể đăng ký tư vấn tại: Dịch vụ visa Phần Lan. Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 15.000+ Khách hàng trong và ngoài nước, Bankervn cam kết mang đến giải pháp tối ưu và giúp bạn có trải nghiệm xin visa dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nộp visa Phần Lan ở đâu

Tại Việt Nam, Phần Lan không có Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, mà chỉ có Đại sứ quán tại Hà Nội. Đây cũng là đơn vị trực tiếp xét duyệt và cấp visa. Tuy nhiên, Đại sứ quán không trực tiếp nhận hồ sơ xin visa mà ủy quyền việc này cho Trung tâm tiếp nhận thị thực Phần Lan (VFS Global). Tại Việt Nam, VFS Global có hai địa điểm chính:

  • Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, phòng 207, tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, quận Đống Đa.
  • TP.HCM: Toà nhà REE Tower, Tầng 3B, 9 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4.
  • Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định.
  • Thời gian nộp hồ sơ: 8:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00
  • Thời gian trả kết quả: 13:00 – 16:00

Lưu ý: Đại sứ quán Phần Lan vẫn tiếp nhận hồ sơ xin visa dài hạn tại địa chỉ Tầng 24 Lotte Center, 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Email: visa.han@gov.fi, điện thoại +84 24 382 667 88 (14:00-16:00 từ thứ Ba đến thứ Năm)

Lệ phí xin visa Phần Lan

Để xin visa Phần Lan, bạn cần đóng 2 loại phí. Phí xét duyệt của Đại sứ quán và phí dịch vụ của VFS Global. Cụ thể như sau:

Phí xét duyệt

  • Từ 12 tuổi trở lên: 90 EURO.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 45 EURO.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.

Phí dịch vụ

  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ đã bao gồm VAT là 20 EUR (524k) một hồ sơ.
  • Ngoài ra, còn có các loại phí bổ sung không bắt buộc sau như phí chuyển phát nhanh kết quả visa, phòng chờ cao cấp, nộp hồ sơ ngoài giờ, SMS…

Phương thức thanh toán: phí xét duyệt sẽ được thanh toán bằng tiền mặt (VND), phí dịch vụ thanh toán online. Lưu ý rằng tất cả các loại phí đều không được hoàn trả dù hồ sơ có được chấp thuận hay không.

Thời gian xét duyệt

Thời gian xét duyệt visa Schengen đầu Phần Lan là khoảng 15 ngày làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian xét duyệt thường dao động từ 20 tới 45 ngày.

Nên xin visa Phần Lan trước ngày đi bao lâu? Theo kinh nghiệm của Bankervn, bạn nên nộp hồ sơ xin visa Phần Lan tại VFS Global ít nhất 45 ngày trước ngày dự định khởi hành, nhưng không quá 6 tháng trước ngày đi.

Hồ sơ xin visa Phần Lan

Dưới đây là danh sách hồ sơ được Bankervn tổng hợp từ các tài liệu hướng dẫn chính thức của Đại sứ quán Phần Lan. Lưu ý:

  • Chuẩn bị một bộ hồ sơ gốc, một bộ hồ sơ sao y công chứng trong vòng 3 tháng gần nhất.
  • Tất cả các tài liệu bằng tiếng Việt cần được dịch thuật công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Phần Lan.
  • Tất cả giấy tờ phải được in trên giấy khổ A4, không sử dụng kim bấm hoặc kẹp giấy để đính kèm các tài liệu với nhau.
  • Đương đơn từ các nước khác có thể nộp hồ sơ tại Trung Tâm Tiếp Nhận Hồ Sơ Xin Thị Thực Phần Lan tại Việt Nam nếu cung cấp giấy tờ chứng minh đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, chẳng hạn: Giấy phép tạm trú, và Giấy phép lao động (nếu có)…

Tourism – THĂM QUAN DU LỊCH

Đơn xin thị thực cùng 01 ảnh 

  • Đơn xin thị thực Schengen phải được điền đầy đủ thông tin, ký tên và ghi rõ ngày tháng bởi đương đơn. Vui lòng kiểm tra các yêu cầu về ảnh xin cấp thị thực trên trang web: ICAO.

Giấy tờ đi lại

  • Hộ chiếu/ giấy tờ đi lại còn hiệu lực và một bản copy (trang thông tin cá nhân và tất cả những trang có dấu) Phải còn hiệu lực ít nhất 03 tháng sau chuyến đi và được cấp trong vòng 10 năm trước và còn ít nhất 2 trang trống.

Bảo hiểm đi lại 

  • Bảo hiểm đi lại phải có hiệu lực trong suốt chuyến đi và có giá trị cho toàn bộ khu vực Schengen. Đương đơn có thị thực nhiều lần ra vào có thể nộp bảo hiểm cho chuyến đi thứ nhất. Mức chi trả tối thiểu theo quy định là 30.000 (ba mươi ngàn) Euro. Hợp đồng bảo hiểm phải chi trả các chi phí trong trường hợp bị bệnh hoặc tai nạn đột ngột và hỗ trợ tại chỗ, bao gồm chi phí hồi hương y tế về nơi thường trú của người được bảo hiểm hoặc hồi hương trong trường hợp tử vong.

Documents confirming the purpose of the journey

  • Chứng minh lịch trình đi lại: Lịch trình đi lại, hoặc bất kỳ giấy tờ thích hợp khác chỉ rõ về kế hoạch đi lại dự kiến hoặc xác nhận của công ty lữ hành về việc đã đặt chỗ cho chuyến đi.
  • Đặt chỗ phương tiện đi lại: Đặt chỗ vé máy bay (khứ hồi), bao gồm cả các nước thứ ba nếu có. Nếu đi theo tour có tổ chức, bằng chứng của Công ty du lịch hoặc Công ty lữ hành xác nhận việc đặt tour.
  • Chứng minh nơi lưu trú: Chứng minh chỗ ở, đặt phòng khách sạn, thuê nhà nghỉ, đặt chỗ trong khuôn viên trường hoặc ở cùng người thân, bạn bè, bằng chứng về chỗ ở riêng (theo thư mời) từ chủ nhà.

Documents confirming applicant’s circumstances

Chứng minh công việc:

  • Nếu đương đơn là người làm công:
    • Bảng lương ba tháng gần nhất
    • Sổ bảo hiểm xã hội
    • Thư xác nhận có tiêu đề chính thức của Công ty, đóng dấu và ghi ngày tháng; gồm thông tin liên hệ (địa chỉ, email, số điện thoại) cũng như tên, chức vụ và chữ ký của cán bộ phê duyệt.
    • Thư xác nhận này phải nêu rõ tên và chức vụ của đương đơn, mức lương, số năm công tác, ngày nghỉ được phê duyệt và chức vụ sau khi trở vể của đương đơn.
  • Nếu đương đơn là chủ Công ty hoặc tự kinh doanh:
    • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
    • Ba tháng lương gần nhất của Công ty
    • Báo cáo nộp thuế

Chứng minh tài chính

  • Chứng minh có đủ nguồn chi trả: Sao kê tài khoản ngân hàng (tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm) thể hiện các giao dịch trong ba tháng qua.
  • Các nguồn tài chính khác:
    • Thu nhập thường xuyên được tao ra từ tài sản
    • Tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm có bằng chứng về nguồn gốc của tiền.

Chứng minh tiền lương hưu

  • Nếu đương đơn nghỉ hưu: Giấy tờ lĩnh lương

Giấy tờ dành cho công dân nước thứ ba

  • Copy giấy phép cư trú còn hạn ở Việt Nam hoặc Lào.

Trẻ em dưới 18 tuổi

Giấy tờ cần nộp trong trường hợp cha mẹ/ người giám hộ không đi cùng trẻ em (dưới 18 tuổi):

  • Giấy chứng nhận có công chứng về quan hệ gia đình (giấy khai sinh) giữa trẻ em và người giám hộ (cha mẹ) hoặc bằng chứng khác về việc giám hộ.
  • Nếu đi một mình, cần có giấy đồng ý cho con đi có công chứng từ cả hai bố mẹ hoặc người giám hộ.
  • Nếu đi cùng với bố (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ, cần có giấy đồng ý cho con đi có công chứng của người không đi cùng.
  • Nếu người không đi cùng trẻ em sống ở nước ngoài, giấy đồng ý cho con đi phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền ở nước cư trú.
  • Bản copy CCCD của bố mẹ/ người giám hộ.

Visiting family or friends – THĂM THÂN NHÂN VÀ BẠN

Đơn xin thị thực cùng 01 ảnh 

  • Đơn xin thị thực Schengen phải được điền đầy đủ thông tin, ký tên và ghi rõ ngày tháng bởi đương đơn. Vui lòng kiểm tra các yêu cầu về ảnh xin cấp thị thực trên trang web: ICAO.

Giấy tờ đi lại

  • Hộ chiếu/ giấy tờ đi lại còn hiệu lực và một bản copy (trang thông tin cá nhân và tất cả những trang có dấu) Phải còn hiệu lực ít nhất 03 tháng sau chuyến đi và được cấp trong vòng 10 năm trước và còn ít nhất 2 trang trống.

Bảo hiểm đi lại 

  • Bảo hiểm đi lại phải có hiệu lực trong suốt chuyến đi và có giá trị cho toàn bộ khu vực Schengen. Đương đơn có thị thực nhiều lần ra vào có thể nộp bảo hiểm cho chuyến đi thứ nhất. Mức chi trả tối thiểu theo quy định là 30.000 (ba mươi ngàn) Euro. Hợp đồng bảo hiểm phải chi trả các chi phí trong trường hợp bị bệnh hoặc tai nạn đột ngột và hỗ trợ tại chỗ, bao gồm chi phí hồi hương y tế về nơi thường trú của người được bảo hiểm hoặc hồi hương trong trường hợp tử vong.

Documents confirming the purpose of the journey

  • Đặt chỗ phương tiện đi lại: Đặt chỗ vé máy bay (Khứ hồi), bao gồm cả các nước thứ ba, nếu có.
  • Chứng minh nơi lưu trú: Chứng minh chỗ ở, đặt phòng khách sạn, thuê nhà nghỉ, đặt chỗ trong khuôn viên trường hoặc ở cùng người thân, bạn bè, bằng chứng về chỗ ở riêng (theo thư mời) từ chủ nhà.
  • Thư mời: Thư mời từ người mời bao gồm thông tin liên hệ, chức vụ, chữ ký của người mời, giải thích ngắn gọn về mối quan hệ giữa đương đơn và người mời. Mục đích, thời gian và chương trình thăm viếng. Có thể chứng minh nguồn tài trợ theo mẫu đơn
  • Chứng minh mối quan hệ gia đình (vd: giấy khai sinh, đăng ký kết hôn)
  • Nếu vợ, chồng và thành viên gia đình là công dân Phần Lan:
    • Nếu kết hôn chính thức ở Phần Lan: Đăng ký kết hôn HOẶC bản trích lục từ Cơ quan đăng ký dân số Phần Lan VTJ.
    • Nếu kết hôn chính thức ở nước ngoài: Đăng ký kết hôn VÀ bản trích lục từ Cơ quan đăng ký dân số Phần Lan VTJ.

Documents confirming applicant’s circumstances

Chứng minh công việc

  • Nếu đương đơn là người làm công:
    • Bảng lương ba tháng gần nhất
    • Sổ bảo hiểm xã hội
    • Thư xác nhận có tiêu đề chính thức của Công ty, đóng dấu và ghi ngày tháng; gồm thông tin liên hệ (địa chỉ, email, số điện thoại) cũng như tên, chức vụ và chữ ký của cán bộ phê duyệt. Thư xác nhận này phải nêu rõ tên và chức vụ của đương đơn, mức lương, số năm công tác, ngày nghỉ được phê duyệt và chức vụ sau khi trở vể của đương đơn.
  • Nếu đương đơn là chủ Công ty hoặc tự kinh doanh:
    • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
    • Ba tháng lương gần nhất của Công ty
    • Báo cáo nộp thuế

Chứng minh có đủ nguồn chi trả:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng (tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm) thể hiện các giao dịch trong ba tháng qua.
  • Hoặc nếu đương đơn được chi trả toàn bộ bởi Công ty, phải nêu rõ điều này trong thư xác nhận của Công ty.

Nếu đương đơn là trẻ em:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng của người giám hộ về doanh thu trong 3 tháng qua
  • Thẻ sinh viên hoặc bằng chứng nhập học

Các nguồn tài chính khác:

  • Thu nhập thường xuyên được tao ra từ tài sản
  • Tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm có bằng chứng về nguồn gốc của tiền.

Chứng minh tiền lương hưu

  • Nếu đương đơn nghỉ hưu: Giấy tờ lĩnh hưu

Giấy tờ dành cho công dân nước thứ ba

  • Bản copy giấy phép cư trú còn hạn ở Việt nam hoặc Lào

Trẻ em dưới 18 tuổi

Giấy tờ cần nộp trong trường hợp cha mẹ/ người giám hộ không đi cùng trẻ em (dưới 18 tuổi):

  • Giấy chứng nhận có công chứng về quan hệ gia đình (giấy khai sinh) giữa trẻ em và người giám hộ (cha mẹ) hoặc bằng chứng khác về việc giám hộ.
  • Nếu đi một mình, cần có giấy đồng ý cho con đi có công chứng từ cả hai bố mẹ hoặc người giám hộ.
  • Nếu đi cùng với bố (hoặc mẹ) hoặc người giám hộ, cần có giấy đồng ý cho con đi có công chứng của người không đi cùng.
  • Nếu người không đi cùng trẻ em sống ở nước ngoài, giấy đồng ý cho con đi phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền ở nước cư trú.
  • Bản copy CCCD của bố mẹ/ người giám hộ.
  • Chứng minh lịch trình đi lại: Lịch trình đi lại, hoặc bất kỳ giấy tờ thích hợp khác chỉ rõ về kế hoạch đi lại dự kiến hoặc xác nhận của công ty lữ hành về việc đã đặt chỗ cho chuyến đi.
  • Đặt chỗ phương tiện đi lại: Đặt chỗ vé máy bay (khứ hồi), bao gồm cả các nước thứ ba, nếu có.
  • Chứng minh nơi lưu trú: Chứng minh chỗ ở, đặt phòng khách sạn, thuê nhà nghỉ, đặt chỗ trong khuôn viên trường hoặc ở cùng người thân, bạn bè, bằng chứng về chỗ ở riêng (theo thư mời) từ chủ nhà.
  • Thư mời: Đối với các chuyến công tác: Thư mời từ đối tác, không quá 6 tháng. Trên phần tiêu đề của thư mời bao gồm thông tin liên hệ, chức vụ, chữ ký của người mời, giải thích ngắn gọn về mối quan hệ công việc. Mục đích, thời gian và chương trình chuyến thăm. Thông tin về phía chi trả cho chuyến đi.
  • Công hàm/ Công văn hoặc thư từ cơ quan phái cử: Đối với những chuyến thăm chính thức: Công hàm của Cơ quan phái cử (Bộ Ngoại Giao hoặc Cơ quan khác có liên quan, Cơ quan đại diện được công nhận tại Việt Nam)

Documents confirming applicant’s circumstances

Chứng minh công việc

  • Nếu đương đơn là người làm công:
    • Bảng lương ba tháng gần nhất
    • Sổ bảo hiểm xã hội
    • Thư xác nhận có tiêu đề chính thức của Công ty, đóng dấu và ghi ngày tháng; gồm thông tin liên hệ (địa chỉ, email, số điện thoại) cũng như tên, chức vụ và chữ ký của cán bộ phê duyệt. Thư xác nhận này phải nêu rõ tên và chức vụ của đương đơn, mức lương, số năm công tác, ngày nghỉ được phê duyệt và chức vụ sau khi trở vể của đương đơn.
  • Nếu đương đơn là chủ Công ty hoặc tự kinh doanh:
    • Chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
    • Ba tháng lương gần nhất của Công ty
    • Báo cáo nộp thuế

Chứng minh có đủ nguồn chi trả:

  • Sao kê tài khoản ngân hàng (tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm) thể hiện các giao dịch trong ba tháng qua.
  • Hoặc nếu đương đơn được chi trả toàn bộ bởi Công ty, phải nêu rõ điều này trong thư xác nhận của Công ty.

Các nguồn tài chính khác:

  • Thu nhập thường xuyên được tao ra từ tài sản
  • Tài khoản tiền gửi hoặc tiết kiệm có bằng chứng về nguồn gốc của tiền.

Chứng minh tiền lương hưu

  • Nếu đương đơn nghỉ hưu: -Giấy tờ lĩnh lương

Giấy tờ dành cho công dân của nước thứ ba

  • Copy giấy phép cư trú còn hạn ở Việt Nam hoặc Lào.

Quy trình xin visa Phần Lan

Quy trình và thủ tục xin visa Phần Lan

Bước 1. Khai đơn xin visa

Khai đơn xin visa là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình xin visa Phần Lan. Bạn cần đảm bảo khai thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ theo yêu cầu của Đại sứ quán. Để bắt đầu, hãy truy cập https://finlandvisa.fi/, tạo tài khoản, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn. Sau khi hoàn tất, bạn chỉ cần in đơn ra giấy A4, ký tên và kẹp vào hồ sơ.

Bước 2: Đặt lịch hẹn

Giống như nhiều quốc gia trong khối Schengen, việc đặt lịch hẹn nộp hồ sơ là một bước bắt buộc khi xin visa Phần Lan. Bạn cần truy cập vào: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/fin/book-an-appointment để đặt lịch hẹn. Tại đây, có thể chọn ngôn ngữ tiếng Việt. Sau khi đặt lịch hẹn, bạn cần thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được lịch hẹn và biên lai thanh toán.

Trường hợp nộp hồ sơ cùng gia đình hoặc nhóm, bạn cần phải đặt lịch hẹn riêng cho từng cá nhân của gia đình hoặc nhóm.

Bước 3: Chuẩn bị và sắp xếp hồ sơ

Trước khi tiến hành nộp hồ sơ xin visa, việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác tất cả các tài liệu yêu cầu là vô cùng quan trọng. Bankervn đã liệt kê danh sách giấy tờ cần thiết cho ba mục đích chính: công tác, du lịch và thăm thân. Dựa trên mục đích chuyến đi của bạn, chỉ cần chuẩn bị danh sách hồ sơ tương ứng và đảm bảo kỹ lưỡng từng chi tiết.

Lưu ý: Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gốc và một bản sao y công chứng trong vòng 3 tháng gần nhất. Mọi tài liệu bằng tiếng Việt phải được dịch thuật và công chứng sang tiếng Anh hoặc tiếng Phần Lan. Tất cả giấy tờ cần được in trên khổ A4, không dùng kim bấm hoặc kẹp giấy để gắn kết các tài liệu với nhau.

Bước 4: Nộp hồ sơ và lấy sinh trắc học

Vào ngày hẹn, bạn cần mang toàn bộ hồ sơ đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Phần Lan để làm thủ tục. Hãy đảm bảo ăn mặc lịch sự và có mặt ít nhất 15 phút trước giờ hẹn. Tại đây, nhân viên Vfs Global sẽ kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin và trả lại các giấy tờ gốc. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn lăn tay, chụp hình, thanh toán lệ phí và nhận biên lai.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Phần Lan thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Trong thời gian này, bạn có thể theo dõi tình trạng hồ sơ trực tuyến bằng cách truy cập vào https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/fin/track-application và nhập Số tham chiếu cùng Họ của mình. Nếu đã đăng ký dịch vụ SMS, bạn sẽ nhận được thông báo cập nhật qua điện thoại.

So với một số quốc gia Schengen khác, Phần Lan ít khi yêu cầu phỏng vấn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Đại sứ quán có thể yêu cầu phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp. Các câu hỏi thường xoay quanh thông tin cá nhân, công việc, tài chính và mục đích chuyến đi. Chỉ cần trả lời trung thực và rõ ràng là đủ.

Điều Cần Biết bank Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *