Quy trình và thủ tục xin visa Tây Ban Nha đầy đủ nhất
Xin visa Tây Ban Nha có thể là một quá trình phức tạp nếu bạn không biết rõ các bước cần thực hiện. Trong bài viết này, Bankervn sẽ hướng dẫn bạn tất cả các thủ tục cần thiết, từ chuẩn bị hồ sơ đến điền đơn, đặt lịch hẹn, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Đảm bảo bạn sẽ có mọi thông tin cần thiết để hoàn tất quy trình một cách suôn sẻ.
Đặc điểm visa Tây Ban Nha
Tây Ban Nha (Spain) là một quốc gia vừa thuộc Liên minh Châu Âu (EU), vừa thuộc khối Schengen. Để đến đây, bạn cần sở hữu visa do Đại sứ quán Tây Ban Nha hoặc một nước trong Schengen cấp. Tùy theo mục đích nhập cảnh, có 2 loại visa sau:
- Visa Schengen loại C: là loại visa có thời gian cư trú ngắn tối đa không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 6 tháng tại Tây Ban Nha và các nước trong khối Schengen. Thường dùng cho các mục đích du lịch, thăm thân, công tác, tham dự các sự kiện thể thao, văn hoá.
- Visa quốc gia Tây Ban Nha loại D: thường dùng cho các mục đích du học, đoàn tụ gia đình,…cho phép bạn cư trú tại Tây Ban Nha trên 90 ngày.
- Lưu ý, visa loại A và B của khối Schengen không dành cho công dân Việt Nam.
Như vậy, với các mục đích thông thường, bạn cần xin visa Schengen loại C. Lưu ý rằng, nếu nộp hồ sơ xin visa Tây Ban Nha thì quốc gia này phải là điểm đến chính hoặc điểm đến đầu tiên hoặc nơi lưu trú lâu nhất trong hành trình. Thời hạn lưu trú thường dao động từ 7-45 ngày. Số lần nhập cảnh có thể là một lần, hai lần hoặc nhiều lần. Khi đó bạn phải chứng minh vì sao bạn cần phải nhập cảnh nhiều lần vào khu vực Schengen.
Xin visa Tây Ban Nha có khó không
Theo bảng xếp hạng độ khó visa của Bankervn, visa Tây Ban Nha thuộc nhóm “khó” với quy định và tiêu chí khá khắt khe. Để đậu visa đi Tây Ban Nha, cần xem xét các yếu tố về nhân thân, công việc, tình hình tài chính và tính chính xác của mục đích xin thị thực.Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, đúng yêu cầu của Đại sứ quán thì sẽ không quá khó khăn để xin được visa.
Lưu ý: Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách xin visa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian để tự tìm hiểu hoặc muốn đơn giản hóa, hãy đăng ký tư vấn tại: Dịch vụ visa Tây Ban Nha. Bankervn cung cấp chuỗi dịch vụ trọn gói bao gồm: làm visa, dịch thuật công chứng, bảo hiểm du lịch, viết thư giải trình… Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 15.000+ Khách hàng trong và ngoài nước, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng.
Nộp visa Tây Ban Nha ở đâu
Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Tây Ban Nha không trực tiếp nhận hồ sơ xin visa. Thay vào đó, họ ủy quyền cho Trung tâm tiếp nhận thị thực Tây Ban Nha (Bls International) nhận hồ sơ và trả kết quả visa. Tại Việt Nam, Trung tâm này có 2 địa chỉ:
- Địa chỉ 1: Tầng 13, Tòa nhà Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Địa chỉ 2: Lầu 4, Toà nhà AB Office, 25A Nguyễn Văn Nguyễn, Tân Định, Quận 1, TP.HCM.
- Thời gian làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ.
- Thời gian nộp hồ sơ: 8:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00.
- Thời gian nhận hộ chiếu: 13:00 – 16:00.
Lệ phí xin visa Tây Ban Nha
Lệ phí xin visa Tây Ban Nha được chia làm 2 loại, phí xét duyệt của Đại sứ quán và phí dịch vụ của Bls International. Cụ thể như sau:
Phí xét duyệt
- Từ 12 tuổi trở lên: 90 EURO.
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 45 EURO.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.
Phí dịch vụ
- Phí dịch vụ nộp hồ sơ đã bao gồm VAT là 448.000 VND một hồ sơ.
- Trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí dịch vụ.
Phương thức thanh toán
Lệ phí sẽ được quy đổi về VNĐ theo tỷ giá hối đoái hiện hành. Chỉ được trả bằng tiền mặt. Tất cả các loại phí đều không được hoàn trả dù hồ sơ có được chấp thuận hay không.
Thời gian xét duyệt
Thời gian xét duyệt theo quy định của Đại sứ quán Tây Ban Nha là 15 ngày kể từ nhận được hồ sơ từ BLS gửi sang Đại sứ quán. Như vậy, thời gian xét duyệt dao động trong khoảng 20 ngày. Trong một số trường hợp, thời gian xét duyệt có thể lên tới 45 ngày. Đại sứ quán có quyền yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc yêu cầu đương đơn phỏng vấn nếu thấy cần thiết.
Nên xin visa Tây Ban Nha trước ngày đi bao lâu: Đơn xin thị thực phải được nộp trong vòng 6 tháng trước chuyến đi dự định, Trong mọi trường hợp, đơn phải được nộp ít nhất 15 ngày trước chuyến đi dự định. Không có dịch vụ xét duyệt nhanh. Do đó, nên chuẩn bị hồ sơ càng sớm càng tốt để kịp thời chuẩn bị cho các bước khác của chuyến đi. Để đảm bảo, theo kinh nghiệm của Bankervn, nên nộp trước ngày dự kiến khởi hành từ 50 ngày trở lên.
Hồ sơ xin visa Tây Ban Nha
Mục đích du lịch và thăm thân
1. Đơn xin thị thực Schengen. Đính kèm ảnh thẻ 3,5×4,5 cm, chụp không quá 3 tháng. Phông nền trắng, chụp thẳng mặt. Không cười, không đeo kính, không đội mũ, trừ khi người xin thị thực bắt buộc vì theo tín ngưỡng tôn giáo. Vui lòng dán ảnh vào phần tương ứng trong đơn.
2. Hộ chiếu có giá trị ít nhất 3 tháng sau khi bạn rời khỏi khối Schengen hoặc, trong trường hợp có thị thực nhập cảnh nhiều lần, sau lần khởi hành cuối cùng theo lịch trình. Hộ chiếu phải có ít nhất 2 trang trống và được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây. Phải cung cấp bản sao A4 của tất cả các trang hộ chiếu có thông tin (thị thực, tem, v.v.).
3. Trường hợp đương đơn không phải công dân Việt Nam: các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của mình tại Việt Nam (thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú).
4. Trong trường hợp trẻ vị thành niên hoặc người khuyết tật không đi cùng cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp được công nhận: ủy quyền của CẢ HAI cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp được công nhận hoặc của người cha hoặc người mẹ không đi cùng với trẻ, kèm theo giấy khai sinh của trẻ vị thành niên hoặc giấy tờ chứng minh về việc đại diện pháp lý, cũng như hộ chiếu hoặc DNI của cha mẹ hoặc người đại diện.
5. Thư tự giới thiệu về bản thân người xin thị thực: mẫu gợi ý.
6. Chứng minh lịch sử đi lại trước đây:
- Hộ chiếu cũ (bản gốc + bản phô-tô).
- Nếu bạn đã bị bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khu vực Schengen từ chố i cấp thị thực trong 5 năm qua : quyết định từ chối cấp thị thực, kèm theo lời giải thích ngắn gọn về lý do xin thị thực vào thời điểm đó cùng với các giấy tờ chứng minh (nếu có).
7. Chứng minh mục đích của chuyến đi:
7.1 Mục đích đi thăm thân:
- Thư mời lập trước Cơ quan Cảnh sát địa phương tại Tây Ban Nha.
- Bằng chứng về quan gia đình: giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh…
7.2 Du lịch tự túc:
- Nếu bạn được mời bởi một cá nhân cư trú tại Tây Ban Nha: thư mời lập trước Cơ quan Cảnh sát địa phương tại Tây Ban Nha. Trong những trường hợp ngoại lệ và chỉ khi có sự đồng ý trước đó của Đại sứ quán, cũng có thể chấp nhận thư tay. Hãy nhớ rằng trong mọi trường hợp, thư mời không thay thế việc cần thiết phải chứng minh người xin thị thực đáp ứng đủ các yêu cầu nhập cảnh khác, vì thư mời này chỉ có giá trị chứng minh về chỗ ở.
- Trường hợp không có thư mời: Thư giải trình về mục đích chuyến đi, đặc biệt nếu không phải đi du lịch một mình thì nêu rõ đi cùng ai và mối quan hệ với những người này.
- Chương trình chi tiết về chuyến đi: nêu rõ các chi tiết như ngày giờ, địa điểm, phương tiện đi lại, chỗ ở và bằng chứng về việc đặt phương tiện đi lại và chỗ ở này.
8. Chứng minh có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen: 10% số tiền SMI (lương tối thiểu liên ngành nghề) nhân với số ngày mà người xin thị thực dự định ở lại và số người đi cùng với đương đơn. Trong mọi trường hợp, số tiền tối thiểu là 90% số tiền SMI cho mỗi người, bất kể thời gian lưu trú dự kiến là bao nhiêu. Để biế t thông tin chính xác về số tiền SMI được ấn định cho năm hiện hành, vui lòng tham khảo tại đây.
9. Các giấy tờ nhằm mục đích đánh giá ý định rời khỏi lãnh thổ của các quốc gia thành viên:
9.1 Chứng minh ràng buộc về mặt lao động:
- Nếu đương đơn là doanh nhân: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, trong đó có thể hiện các chi tiết cá nhân của đương đơn.
- Nếu đương đơn là người làm công ăn lương: Hợp đồng lao động; Bảng lương chi tiết trong 3 tháng gần đây; Sao kê tài khoản nhận lương trong 3 tháng gần đây. Không chấp nhận bản sao kê ngân hàng in trực tuyến; Quyết định cho nghỉ phép; Văn bản có nêu rõ mã số bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế của đương đơn trong hệ thống bảo hiểm xã hội/y tế ở Việt Nam.
- Nếu đương đơn đã nghỉ hưu: Quyết định cho nghỉ hưu; Sao kê tài khoản nhận lương hưu trong 3 tháng gần đây. Không chấp nhận bản sao kê ngân hàng in trực tuyến.
9.2 Chứng minh ràng buộc về mặt tài chính:
- Sổ tiết kiệm.
- Sao kê tài khoản cá nhân (không phải tài khoản nhận lương, nếu có).
- Chứng minh quyền sở hữu bất động sản (nếu có).
9.3 Chứng minh ràng buộc kinh tế – xã hội: Giấy đăng ký kết hôn và khai sinh của con cái (nếu có).
Nếu người xin thị thực đi kèm với thành viên trong gia đình mình và không nộp chứng minh tài chính của riêng mình thì cần nộp những giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình với thành viên chính trong gia đình mà đi cùng với người xin thị thự c và có chứng minh tài chính. Các giấy tờ chứng minh này sẽ phải có đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự và nộp kèm bản dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.
- Người xin thị thực trên 18 tuổi phải nộp thêm cam kết rõ ràng và bằng văn bản của thành viên chính trong gia đình mà đi cùng với người xin thị thực cam kết sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho người xin thị thực trong chuyến đi này.
Nếu người xin thị thực không nộp chứng minh tài chính của riêng mình mà sẽ được người thân trong gia đình tài trợ tài chính và người tài trợ này KHÔNG đi kèm với mình trong chuyến đi này thì cần nộp những giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình với người tài trợ. Các giấy tờ chứng minh này sẽ phải có đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự và nộp kèm bản dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.
- Người xin thị thực trên 18 tuổi phải nộp thêm cam kết rõ ràng và bằng văn bản của người tài trợ cam kết sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho người xin thị thực trong chuyến đi này. Văn bản cam kết này sẽ phải có đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự và nộp kèm bản dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh.
- Chứng minh tài chính của người tài trợ
10. Đặt vé máy bay.
11. Bảo hiểm y tế du lịch: Bảo hiểm phải chi trả các chi phí hồi hương vì lý do y tế hoặc tử vong và hỗ trợ y tế khẩn cấp hoặc chăm sóc khẩn cấp tại bệnh viện trong toàn bộ thời gian lưu trú và trong toàn bộ khu vực Schengen. Mức bảo hiểm tối thiểu sẽ là 30.000 euro hoặc số tiền tương đương bằng nội tệ. Đối với các đơn xin thị thực nhập cảnh nhiều lần, bảo hiểm y tế sẽ có giá trị cho chuyến đi dự định đầu tiên. Người nộp đơn cần cam kết mua bảo hiểm cho các chuyến đi tiếp theo.
12. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hoặc chứng minh có đủ khả năng để chi trả cho việc thuê chỗ ở: (các) đặt phòng khách sạn trong toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen.
Mục đích công tác, hội trợ, hội thảo, hội nghị
1. Đơn xin thị thực Schengen. Đính kèm ảnh thẻ 3,5×4,5 cm, chụp không quá 3 tháng. Phông nền trắng, chụp thẳng mặt. Không cười, không đeo kính, không đội mũ, trừ khi người xin thị thực bắt buộc vì theo tín ngưỡng tôn giáo. Vui lòng dán ảnh vào phần tương ứng trong đơn.
2. Hộ chiếu có giá trị ít nhất 3 tháng sau khi bạn rời khỏi khối Schengen hoặc, trong trường hợp có thị thực nhập cảnh nhiều lần, sau lần khởi hành cuối cùng theo lịch trình. Nó phải có ít nhất 2 trang trống và được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây. Phải cung cấp bản sao A4 của tất cả các trang hộ chiếu có thông tin (thị thực, tem, v.v.).
3. Trường hợp đương đơn không phải công dân Việt Nam: các giấy tờ chứng minh nơi cư trú của mình tại Việt Nam (thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú).
4. Thư tự giới thiệu về bản thân người xin thị thực: mẫu gợi ý.
5. Chứng minh lịch sử đi lại trước đây:
- Hộ chiếu cũ (bản gốc + bản phô-tô).
- Nếu bạn đã bị bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khu vực Schengen từ chối cấp thị thực trong 5 năm qua: quyết định từ chối cấp thị thực, kèm theo lời giải thích ngắn gọn về lý do xin thị thực vào thời điểm đó cùng với các giấy tờ chứng minh (nếu có).
6. Chứng minh mục đích của chuyến đi:
6.1 Mục đích đi công tác:
- Thư mời từ công ty chủ quản tại Tây Ban Nha, nêu rõ chi tiết liên hệ của công ty mời cũng như người và công ty được mời, mối quan hệ giữa hai bên, thời gian lưu trú, ngày đi dự kiến, chương trình làm việc và các chi tiết khác về thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen.
- Bằng chứng về quan hệ thương mại giữa cả hai công ty (nếu có): có thể là hợp đồng thương mại, hóa đơn, v.v.
6.2 Mục đích tham dự hội nghị, hội thảo, hội chợ: thư mời từ đơn vị tổ chức sự kiện, kèm theo chương trình chi tiết về sự kiện đó.
6.3 Mục đích tham gia vào các sự kiện chính trị, khoa học, văn hóa, thể thao, tôn giáo hoặc các lý do khác: thư mời và / hoặc vé vào cửa, phiếu đăng ký sự kiện, chương trình làm việc. Trong mọi trường hợp, nếu đó là lời mời tham dự sự kiện do một tổ chức phi lợi nhuận cấp, đại diện của tổ chức phải xuất trình một tài liệu chính thức chứng minh đã đăng ký với tư cách là tổ chức phi lợi nhuận và người ký thư mời chính là đại diện của tổ chức đó.
7. Chứng minh có đủ khả năng chi trả cho toàn bộ thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen: 10% số tiền SMI (lương tối thiểu liên ngành nghề) nhân với số ngày mà người xin thị thực dự định ở lại và số người đi cùng với đương đơn. Trong mọi trường hợp, số tiền tối thiểu là 90% số tiền SMI cho mỗi người, bất kể thời gian lưu trú dự kiến là bao nhiêu. Để biết thông tin chính xác về số tiền SMI được ấn định cho năm hiện hành, xem tại đây.
8. Các giấy tờ nhằm mục đích đánh giá ý định rời khỏi lãnh thổ của các quốc gia thành viên:
8.1 Chứng minh ràng buộc về mặt lao động:
- Nếu đương đơn là doanh nhân: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, trong đó có thể hiện các chi tiết cá nhân của đương đơn.
- Nếu đương đơn là người làm công ăn lương: Hợp đồng lao động; Bảng lương chi tiết trong 3 tháng gần đây; Sao kê tài khoản nhận lương trong 3 tháng gần đây. Không chấp nhận bản sao kê ngân hàng in trực tuyến; Quyết định cử đi công tác; Văn bản có nêu rõ mã số bảo hiểm xã hội/bảo hiểm y tế của đương đơn trong hệ thống bảo hiểm xã hội/y tế ở Việt Nam.
8.2 Chứng minh ràng buộc về mặt tài chính:
- Sổ tiết kiệm.
- Chứng minh quyền sở hữu bất động sản (nếu có).
8.3 Chứng minh ràng buộc kinh tế – xã hội: Giấy đăng ký kết hôn và khai sinh của con cái (nếu có).
9. Đặt vé máy bay.
10. Bảo hiểm y tế du lịch: Bảo hiểm phải chi trả các chi phí hồi hương vì lý do y tế hoặc tử vong và hỗ trợ y tế khẩn cấp hoặc chăm sóc khẩn cấp tại bệnh viện trong toàn bộ thời gian lưu trú và trong toàn bộ khu vực Schengen. Mức bảo hiểm tối thiểu sẽ là 30.000 euro hoặc số tiền tương đương bằng nội tệ. Đối với các đơn xin thị thực nhập cảnh nhiều lần, bảo hiểm y tế sẽ có giá trị cho chuyến đi dự định đầu tiên. Người nộp đơn cần cam kết mua bảo hiểm cho các chuyến đi tiếp theo.
11. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hoặc chứng minh có đủ khả năng để chi trả cho việc thuê chỗ ở: (các) đặt phòng khách sạn trong toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen.
Lưu ý quan trọng
- Các tài liệu phải được trình bày theo thứ tự, sau danh sách kiểm tra tài liệu cho từng loại visa.
- Hồ sơ visa phải bao gồm các tài liệu gốc và một bản sao chất lượng tốt của mỗi tài liệu. Hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người xin visa khi thủ tục đã hoàn thành. Nếu không thể bao gồm các tài liệu gốc trong hồ sơ, chúng có thể được thay thế bằng bản sao có chứng thực, hợp pháp hoá của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ngoại trừ, các tài liệu được gửi trực tiếp đến Đại sứ quán hoặc các viên chức của họ sẽ không được trả lại, vì vậy không cần phải sao chép – thư giới thiệu hoặc hỗ trợ đơn khi được gửi đến Đại sứ quán thay vì cho người nộp đơn, v.v. không nộp bản sao của bất kỳ bản gốc nào, bạn sẽ được coi là từ bỏ quyền được trả lại bản gốc cho Đại sứ quán.
- Tài liệu bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh cần được dịch sang tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh. Các nhóm người nộp tài liệu chung cùng nhau phải gửi một bản sao của mỗi tài liệu để trong mỗi hồ sơ.
- Đại sứ quán Tây Ban Nha có quyền yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ hoặc yêu cầu phỏng vấn.
Quy trình xin visa Tây Ban Nha
Bước 1. Đặt lịch hẹn
Trước khi nộp hồ sơ, bạn cần đặt lịch hẹn trực tuyến trên website của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa Tây Ban Nha.
- Truy cập: https://vietnam.blsspainvisa.com/vietnamise/
- Đặt lịch hẹn, in giấy đặt lịch hẹn và kẹp vào hồ sơ.
Bước 2. Khai đơn xin visa
Tham khảo: hướng dẫn điền đơn xin visa Tây Ban Nha. Điền đầy đủ thông tin, in và ký tên bằng mực xanh.
Bước 3. Chuẩn bị hồ sơ
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
- Photo, Sao y công chứng, Hợp pháp hóa theo đúng yêu cầu của Đại sứ quán.
- Dịch thuật các giấy tờ tiếng Việt.
- Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự.
Bước 4. Nộp hồ sơ và đóng phí
Đến đúng địa chỉ trên giấy đặt lịch hẹn. Nên có mặt trước ít nhất 15 phút. Tại đây, sẽ có nhân viên hướng dẫn toàn bộ các thủ tục cần thiết để nộp hồ sơ, đóng phí và lấy sinh trắc học vân tay. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận được biên lai.
Bước 5. Theo dõi tình trạng hồ sơ
Trong thời gian chờ kết quả, có thể kiểm tra tình trạng hồ sơ trực tuyến tại đây. Chỉ cần cung cấp số tham chiếu hồ sơ và ngày sinh của bạn. Trường hợp đăng ký dịch vụ SMS, qua mỗi bước xét duyệt, bạn có thể nhận được tin nhắn thông báo.
Trong thời gian này, có thể cơ quan xét duyệt sẽ gọi điện hoặc yêu cầu phỏng vấn để xác minh thêm một số thông tin. Trong trường hợp phải tham dự phỏng vấn thì điều quan trọng nhất khi phỏng vấn xin visa chính là thái độ tự tin và trung thực. Lưu ý các điểm sau:
- Ăn mặc lịch sự, đến đúng giờ.
- Có thể trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha để được đánh giá cao hơn.
- Khi trả lời câu hỏi dù qua điện thoại hoặc trực tiếp, hãy bình tĩnh và trả lời thành thật các câu hỏi.
- Nhân viên xét duyệt sẽ hỏi những câu hỏi xoay quanh đơn xin thị thực để đi đến quyết định có cấp visa hay không. Bạn làm gì, ở đâu, mục đích đi là gì? Thời gian đi từ ngày nào đến ngày nào? Quan hệ với người mời như thế nào… Hầu hết những thông tin này đều nằm trong hồ sơ của bạn. Nếu câu trả lời không trùng khớp với hồ sơ, đơn xin thị thực có thể bị từ chối. Vì vậy, trường hợp quên thông tin, hãy cứ thành thật. Đừng cố trả lời dẫn đến thông tin sai lệch làm nhân viên xét duyệt nghi ngờ về tính xác thực của hồ sơ.
Bước 6. Nhận kết quả hoặc nhận thay
Nếu đăng ký nhận kết quả qua chuyển phát nhanh, hộ chiếu sẽ được gửi đến địa chỉ bạn yêu cầu. Trường hợp lên nhận kết quả trực tiếp thì cần mang theo căn cước công dân và biên lai. Nếu không lên nhận trực tiếp mà nhờ người khác thì cần:
Lưu ý: thời gian trả hộ chiếu là từ 15:00 để 16:30 giờ, từ thứ hai đến thứ sáu, trừ cuối tuần và ngày lễ.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn xin visa Tây Ban Nha để đi du lịch, thăm thân, công tác. Hy vọng bạn có thể áp dụng để tự chuẩn bị được hồ sơ theo đúng yêu cầu của Đại sứ quán. Nếu cần sự tư vấn chuyên nghiệp, đừng ngại ngần, hãy liên hệ ngay Bankervn bạn nhé!
Điều Cần Biết bank Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland