chi tiết cách làm căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi

Can Cuoc Cho Tre Em.jpg

chi tiết cách làm căn cước cho trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi

Từ ngày 1/7/2024, việc làm căn cước cho trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đã chính thức được thực hiện. Việc làm này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tạo ra điều kiện thuận lợi để các em nhỏ có thể tiếp cận các dịch vụ công giúp phụ huynh có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm căn cước cho trẻ em như thế nào thì bài viết này chính là dành cho bạn. Trong bài viết này Visana sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đăng ký căn cước công dân cho trẻ em ngay sau đây.

Có bắt buộc trẻ em từ 6 đến 14 tuổi làm căn cước công dân hay không?

Căn cứ Điều 19 Luật Căn cước 2023, người được cấp thẻ căn cước bao gồm:

  • Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
  • Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
  • Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi nói riêng và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi nói chung không bắt buộc làm thẻ căn cước mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu.

Điều kiện cần thiết làm thẻ căn cước cho trẻ em

Trẻ em muốn làm căn cước công dân cần đảm bảo đủ các điều kiện ngay sau đây:

  • Đối với trẻ em dưới 6 tuổi không cần chụp hình thẻ, không cần thu thập vân tay và mống mắt nên chỉ cần đăng ký online.
  • Đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi thì cần chụp ảnh thẻ và lấy dấu vân tay, mống mắt, vì vậy cần lên trực tiếp nơi tiếp nhận hồ sơ để thực hiện lấy thông tin sinh trắc học.

Hướng dẫn làm thẻ căn cước cho trẻ em online

Cụ thể, để đăng ký cấp thẻ căn cước cho trẻ em, cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) của mình để đăng nhập và thực hiện theo các bước sau:

✅ Bước 1: Bạn truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công Bộ công an

✅ Bước 2: Bạn tìm và chọn “Đăng nhập” ở góc phải phía trên màn hình.

✅ Bước 3: Tiến hành đăng nhập bằng “Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia” sau đó chọn “Tài khoản Định danh điện tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân”

✅ Bước 4: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập thông tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để đăng nhập.

✅ Bước 5: Khi đã đăng nhập thành công bạn chọn “Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước”

✅ Bước 6: Bạn tìm và chọn phần cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi

✅ Bước 7: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập số điện thoại của người kê khai (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp), sau đó điền đẩy đủ thông tin của trẻ cần cấp thẻ Căn cước theo yêu cầu (bao gồm: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân; mối quan hệ của người kê khai với người cần cấp thẻ Căn cước).

Sau khi điền đầy đủ các thông tin công dân chọn “Kiểm tra thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư”.

  • Trường hợp trùng khớp với thông tin trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống hiển thị thông báo: “Thông tin công dân hợp lệ”. Công dân thực hiện bước tiếp theo.
  • Trường hợp thông báo thông tin không hợp lệ do không trùng khớp với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, công dân vui lòng liên hệ Công an xã/phường/thị trấn nơi thường trú để được hướng dẫn và cập nhật đầy đủ thông tin, sau đó nộp lại hồ sơ theo các bước nêu trên.

✅ Bước 8: Công dân chọn lý do cấp “Cấp thẻ Căn cước lần đầu”. Chọn loại hồ sơ: “Người từ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi”.

  • Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là phòng CS QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Định: Tại cấp thực hiện chọn “Cấp tỉnh”, cơ quan thực hiện chọn “Công an tỉnh … ”.
  • Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an huyện/thị xã/thành phố nơi thường trú/tạm trú: Tại cấp thực hiện chọn “Cấp huyện”, cơ quan thực hiện phía trên chọn “Công an tỉnh … ”, phía dưới chọn “Công an huyện/thị xã/ thành phố” nơi thường trú/tạm trú.

✅ Bước 9: Chọn vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật” sau đó ấn chọn “Lưu và Tiếp tục”.

✅ Bước 10: Công dân chọn thời gian hẹn thu nhận thông tin căn cước sau đó chọn “Nộp hồ sơ”.

Lưu ý: Công dân chủ động lựa chọn thời gian thu nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước tại cơ quan Công an đúng thời gian hẹn thu nhận đã đăng ký, công dân liên hệ cơ quan Công an nơi cấp Căn cước để thu nhận hồ sơ. Quá thời gian hẹn, công dân không liên hệ hồ sơ sẽ bị hủy.

Màn hình sẽ hiển thị thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận và tự động chuyển sang trang Quản lý hồ sơ dịch vụ công. Công dân ghi nhớ mã hồ sơ trực tuyến và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.

Sau khi hồ sơ gửi thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển thông tin đến cơ quan công an nơi công dân đăng ký để tiếp nhận, xử lý. Người đăng ký sẽ nhận được thông báo thời gian hoàn thành hồ sơ trong vòng khoảng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục làm Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi như thế nào?

Có thể thực hiện trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan công an. Cần có giấy tờ tùy thân của trẻ (giấy khai sinh, giấy chứng sinh) và người đại diện pháp luật.

Chi phí làm Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi là bao nhiêu?

Trẻ em dưới 14 tuổi làm thẻ Căn cước sẽ được miễn phí.

Chi phí làm Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi là bao nhiêu?

Trẻ em dưới 14 tuổi làm thẻ Căn cước sẽ được miễn phí.

Thời gian làm Căn cước công dân cho trẻ em là bao lâu?

Thông thường, thời gian làm Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi là khoảng 15 ngày làm việc.

Căn cước công dân điện tử của trẻ em dưới 14 tuổi có hiển thị trên VNeID không?

Có, từ ngày 1/7/2024, Căn cước công dân điện tử của trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được hiển thị trên ứng dụng VNeID.

Với những thông tin và hướng dẫn chi tiết trong bài viết, hy vọng quý phụ huynh đã có thể dễ dàng hoàn tất thủ tục đăng ký Căn cước công dân cho con em mình dưới 14 tuổi. Việc sở hữu Căn cước công dân không chỉ giúp các em nhỏ được công nhận về mặt pháp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hoạt động trong cuộc sống.

Điều Cần Biết Visa Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *