Thủ tục và Kinh nghiệm xin visa Nhật Bản tại TP.HCM

Thủ tục và Kinh nghiệm xin visa Nhật Bản tại TP.HCM

Việc xin visa Nhật Bản chính là cánh cửa đầu tiên để bạn bước vào hành trình khám phá xứ sở mặt trời mọc. Nếu bạn đang ở TP.HCM và cần tìm hiểu về quy trình này, bài viết sẽ giúp bạn nắm vững mọi thông tin cần thiết. Hãy cùng Bankervn bắt đầu hành trình chuẩn bị visa một cách dễ dàng và tự tin nhé!

Tổng quan về visa Nhật Bản

Visa Multiple Nhật Bản

Xin visa Nhật Bản có khó không

Đại sứ quán tại Hà Nội xử lý tất cả hồ sơ có nơi sinh trên hộ chiếu từ Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc. Chính sách xét duyệt chỉ khó hơn Hàn Quốc đôi chút. Thỉnh thoảng có những đợt trong năm, Đại sứ quán xiết chặt một chút xíu. Nhưng cơ bản, Đại sứ quán xét dễ hơn Lãnh sự trong Sài Gòn nhiều. Trường hợp này mình khuyến khích các bạn chuẩn bị hồ sơ kỹ và tự nộp.

Tổng lãnh sự quán tại TP. Hồ Chí Minh xử lý hồ sơ có nơi sinh từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam. Bạn nộp qua đâu thì hồ sơ cũng chuyển về đây xử lý. Với mục đích thương mại, công tác rõ ràng thì không có gì cần lo lắng. Tuy nhiên, với mục đích du lịch, thăm thân thì cực kỳ hên xui và không phụ thuộc hồ sơ của bạn đâu. Mình đã từng trao đổi với người có chức vụ rất cao, người có tài chính mạnh, người có lịch sử du lịch hầu hết các nước G7 và cả người đi Nhật như cơm bữa “rớt”. Trong khi có những hồ sơ không có gì thì lại đậu. Nếu có kế hoạch đi rõ ràng, đi theo nhóm, gia đình, mình khuyên chân thành hãy dùng Dịch vụ visa Nhật Bản bao đậu nhé.

Có một điểm khác biệt trong chính sách visa của Nhật so với tất cả các nước phát triển khác: không thu phí lãnh sự nếu không đậu visa. Hồ sơ xin visa Nhật Bản cũng không yêu cầu dịch thuật. Do đó, nếu đã thích thì “nhích”, đậu ta đi còn không đậu ta cũng không mất gì. Còn nhiều đất nước khác thú vị đang chờ ta khám phá phải không nào.

Các loại visa Nhật Bản

Tùy theo mục đích và thời gian lưu trú, có thể chia visa Nhật Bản làm 2 loại. Visa nhập cảnh một lần và nhập cảnh nhiều lần. Cụ thể như sau:

Visa nhập cảnh một lần

Là loại thị thực ngắn hạn có thời hạn 90 ngày và thời gian lưu trú tối đa 15 ngày. Ví dụ: Ngày 20/04, bạn được cấp visa thời hạn 90 ngày, thời gian lưu trú 15 ngày. Có nghĩa là thời hạn visa sẽ bắt đầu từ ngày 20/04 đến ngày 19/07.  Trong thời hạn 90 ngày đó, bạn có thể nhập cảnh Nhật bất cứ lúc nào. Nhưng chỉ được 1 lần. Và thời gian tham quan ở đây không được quá 15 ngày. Dành cho các mục đích sau:

  • Du lịch tự túc
  • Thăm thân nhân, họ hàng
  • Thăm người quen, người yêu, bạn bè
  • Package Tour
  • Quá cảnh (Transit)
  • Công tác, thương mại, thực tập
  • Vợ/ chồng hoặc con nuôi của người Nhật Visa nhập cảnh nhiều lần

Visa nhập cảnh nhiều lần

Là loại thị thực ngắn hạn có thời hạn từ 1-5 năm. Thời gian lưu trú tối đa từ 15 ngày hoặc 30 ngày. các trường hợp đã từng đi Nhật trong 3 năm trở lại đây. Hoặc từng đi các nước phát triển, hoặc có năng lực tài chính “mạnh”. Tuy nhiên, đơn vị xét duyệt có thể sẽ chỉ cấp visa nhập cảnh 1 lần. Dành cho các mục đích sau:

  • Nhiều lần phổ thông
  • Nhiều lần thương mại
  • Vợ/ chồng hoặc con nuôi của người Nhật

Ngoài ra, còn có các loại visa dài hạn dành cho các mục đích lao động, làm việc, định cư. Tuy nhiên, bài này chỉ hướng dẫn thủ tục xin visa Nhật Bản ngắn hạn, nhập cảnh một lần tại thành phố Hồ Chí Minh và nộp hồ sơ tại Vfs Global.

Nộp visa Nhật Bản ở đâu

Khác với các quốc gia Đông Á khác, Nhật Bản ủy quyền cho các Đại lý được ủy thác nhận hồ sơ và trả kết quả visa. Danh sách các Đại lý được ủy thác này thay đổi thường xuyên. Nói chung, các Đại lý ủy thác sẽ tuân theo yêu cầu chung của Đại sứ quán và Lãnh sự quán. Tuy nhiên, chi tiết về hồ sơ, thể thức, mức phí… lại mỗi nơi một kiểu.

Lệ phí và thời gian xin visa Nhật Bản

Khi xin visa Nhật Bản, các bạn cần đóng 2 loại phí. Phí xét duyệt của Đại sứ quán và phí dịch vụ của Đại lý được ủy thác. Điều đặc biệt là bạn chỉ cần đóng phí xét duyệt của Đại sứ quán nếu đậu visa. Chi tiết như sau:

Phí xét duyệt của Đại sứ quán

  • Visa nhập cảnh một lần: 630.000 VND.
  • Visa nhập cảnh nhiều lần: 1.220.000 VND.
  • Phương thức thanh toán: Đóng bằng tiền Việt. Tùy theo Đại lý được ủy thác mà chỉ cần nộp khi đậu visa hoặc thu trước và hoàn phí nếu rớt.
  • Thời gian xét duyệt: tối thiểu 8 ngày làm việc

Phí dịch vụ của Đại lý được ủy thác

Mỗi Đại lý được ủy thác sẽ có mức phí dịch vụ khác nhau. Ví dụ Vfs Global là 200k, các đại lý khác phổ biến là 300-500k. Tuy nhiên, cũng có Đại lý thu rất cao, bạn cần kiểm tra rõ trước khi nộp nhé. Mức lệ phí này sẽ không được hoàn lại nếu rớt visa.

Hồ sơ xin visa Nhật Bản

Khi nộp hồ sơ xin visa tại Vfs Global, bạn chỉ cần bám sát vào quy định trên website của Lãnh sứ quán Nhật Bản tại TP.HCM. Dưới đây chỉ là danh sách Bankervn tóm lược lại từ hướng dẫn của Lãnh sự:

Hồ sơ xin visa du lịch tự túc

1  Hộ chiếu

(Kèm theo bản copy trang thông tin nhân thân)

 1 bản gốc

1 bản copy

2  Đơn xin visa

(ghi ngày nộp hồ sơ, ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)

 1 bản
3  Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại  1 hình
4  Hồ sơ chứng minh khả năng chi trả chuyến đi

  • Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất)
  • Giấy xác nhận số dư tiền gửi có kỳ hạn (ghi rõ ngày gửi, kỳ hạn, ngày cấp)
  • Sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn (xuất trình bản gốc, nộp bản copy có dấu xác nhận ghi ngày tháng năm của ngân hàng)
  • Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan thẩm quyền cấp.※ Trường hợp cá nhân không tự trả chi phí, vui lòng nộp các giấy tờ xác định nhân thân của người chi trả chi phí chuyến đi và giấy tờ làm rõ mối quan hệ với người xin visa.
 1 bản
5  Chương trình lưu trú

  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ thông tin nơi lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).
  • Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày… tháng… năm… đến ngày.. tháng… năm…
 1 bản
6  Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh

  • Giấy xác nhận đặt chỗ khách sạn v.v.
 1 bản
7  Hồ sơ chứng minh quan hệ giữa những người cùng đi

  • Quan hệ thân nhân: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn v.v.
  • Quan hệ người quen: Hình ảnh (không đeo kính râm, không đội nón, nhìn rõ mặt)
  • Các giấy tờ khácLưu ý: Trước khi nộp hồ sơ, vui lòng xác nhận và chuẩn bị những hồ sơ chứng minh mối quan hệ những người cùng đoàn.
 1 bản

Hồ sơ xin visa thăm người quen

1  Hộ chiếu

(Kèm theo bản copy trang thông tin nhân thân)

 1 bản gốc

1 bản copy

2  Đơn xin visa

(ghi ngày nộp hồ sơ, ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)

 1 bản
3  Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại  1 hình
4  Các hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh

   1. Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (người xin visa từ 2 người trở lên)

2Giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (một trong các loại giấy tờ sau)

  • Giấy chứng nhận nộp thuế/ Giấy chứng nhận thu nhập có ghi rõ tổng thu nhập gần nhất (do cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, … cấp).
  • Giấy chứng nhận nộp thuế do cơ quan thuế cấp (Mẫu số 2 )
  • Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (có dấu thụ lý của cơ quan thuế. Trường hợp thuế điện tử thì nộp “Thông báo thụ lý” và “Đăng ký nộp thuế” )
  • Bản sao kê giao dịch ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng 6 tháng gần nhất.

* Không chấp nhận giấy xác nhận thu nhập do công ty cấp.

   3. Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh. Nếu là tự kinh doanh thì nộp giấy phép kinh doanh và bản sao giấy đăng ký nộp thuế (có dấu thụ lý của cơ quan thuế. Trường hợp thuế điện tử thì nộp “Thông báo thụ lý” và “Đăng ký nộp thuế” )

4. Giấy cư trú

Do cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, … nơi người bảo lãnh cư trú cấp (bản ghi tất cả thành viên của hộ gia đình, được cấp trong vòng 3 tháng trở lại.)
5. Trường hợp là người nước ngoài yêu cầu giấy cư trú phải là bản  đầy đủ, không giản lược thông tin (ngoại trừ My number và mã số Giấy cư trú), photo hai mặt Thẻ Cư trú, và photo hộ chiếu (tất cả các trang gồm trang chi tiết nhân thân, trang đóng dấu xuất nhập cảnh và dấu có liên quan đến việc cho phép lưu trú)
Trường hợp đương đơn xin visa tự chi trả toàn bộ chuyến đi chứng minh được khả năng tài chính với các hồ sơ dưới đây thì về nguyên tắc không cần Giấy bảo lãnh, các giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng như Giấy cư trú.

  • Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất)
  • Giấy xác nhận số dư tiền gửi có kỳ hạn (ghi rõ ngày gửi, kỳ hạn, ngày cấp)
  • Sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn (xuất trình bản gốc, nộp bản copy có dấu xác nhận ghi ngày tháng năm của ngân hàng)
  • Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan thẩm quyền cấp
 mỗi loại 1 bản
5  Giấy lý do mời

  • Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, ví dụ không được ghi chung chung như “thăm người quen” mà phải ghi rõ quá trình quen biết đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm
 1 bản
6  Chương trình lưu trú

  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ thông tin nơi lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).
  • Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày… tháng… năm… đến ngày.. tháng… năm…
  • Chương trình lưu trú phải được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản.
 1 bản
7  Hồ sơ chứng minh quan hệ người quen

  • Thư từ đã trao đổi, e-mail, fax, biên nhận tiền điện thoại quốc tế, hình chụp chung…
 1 bản

Hồ sơ xin visa thăm người thân

1  Hộ chiếu

(Kèm theo bản photo trang thông tin nhân thân)

 1 bản
2  Đơn xin visa

(Vui lòng ghi ngày nộp hồ sơ và ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)

 1 bản
3  Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại  1 hình
4 Những hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh tại Nhật Bản

1. Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (trường hợp số người xin visa từ 2 người trở lên)

2. Giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (một trong các loại giấy tờ sau)

  • Giấy chứng nhận nộp thuế/ Giấy chứng nhận thu nhập có ghi rõ tổng thu nhập gần nhất (do cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, … cấp).
  • Giấy chứng nhận nộp thuế do cơ quan thuế cấp (Mẫu số 2 )
  • Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (có dấu thụ lý của cơ quan thuế. Trường hợp thuế điện tử thì nộp “Thông báo thụ lý” và “Đăng ký nộp thuế” )
  • Bản sao kê giao dịch ngân hàng có ghi rõ quá trình sử dụng 6 tháng gần nhất.

* Không chấp nhận giấy xác nhận thu nhập do công ty cấp.

3. Giấy cư trú

Do cơ quan hành chính thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, … nơi người bảo lãnh cư trú cấp (bản ghi tất cả thành viên của hộ gia đình, được cấp trong vòng 3 tháng trở lại. Trường hợp là người nước ngoài yêu cầu giấy cư trú phải là bản  đầy đủ, không giản lược thông tin (ngoại trừ My number và mã số Giấy cư trú).

Trường hợp đương đơn xin visa tự chi trả toàn bộ chuyến đi chứng minh được khả năng tài chính với các hồ sơ dưới đây thì về nguyên tắc không cần Giấy bảo lãnh, các giấy tờ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng như Giấy cư trú.

  • Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất)
  • Giấy xác nhận số dư tiền gửi có kỳ hạn (ghi rõ ngày gửi, kỳ hạn, ngày cấp)
  • Sổ tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn (xuất trình bản gốc, nộp bản copy có dấu xác nhận ghi ngày tháng năm của ngân hàng)
  • Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan thẩm quyền cấp
 mỗi loại 1 bản (có thể nộp bản copy)
5 Giấy lý do mời

  •  Giấy này bắt buộc phải có, ngay cả trường hợp không cần giấy bảo lãnh. Phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
  •  Phải ghi rõ cụ thể tất cả các nơi viếng thăm tại Nhật Bản và nội dung các hoạt động, không được ghi chung chung như “thăm thân nhân” mà phải ghi rõ quá trình đưa đến việc bảo lãnh, các hoạt động và các nơi viếng thăm.
 1 bản (có thể nộp bản copy)
6 Lịch trình lưu trú

  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ thông tin nơi lưu trú (địa chỉ, số điện thoại).
  • Chương trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày… tháng… năm… đến ngày.. tháng… năm…
  • Chương trình lưu trú phải được viết bởi người mời hoặc người bảo lãnh tại Nhật Bản.
 1 bản (có thể nộp bản copy)
7 Hồ sơ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật:

  • Trường hợp người mời là người Nhật mời thân nhân hoặc trường hợp người Nhật mời vợ/chồng thì chứng minh quan hệ bằng bản Hộ tịch gia đình (bản ghi toàn bộ các hạng mục của tất cả các thành viên trong hộ)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ người thân với thân nhân tại Nhật Bản (Giấy khai sinh v.v.)
  • Trường hợp thân nhân tại Nhật Bản là người nước ngoài thì nộp thêm copy thẻ cư trú, thẻ vĩnh trú đặc biệt, copy hộ chiếu trang thông tin nhân thân.
 1 bản (có thể nộp bản copy, tuy nhiên hồ sơ phía Việt Nam phải xuất trình bản gốc)

Hồ sơ xin visa thương mại, đào tạo ngắn hạn

1  Hộ chiếu

(Kèm theo bản copy trang thông tin nhân thân)

 1 bản gốc

1 bản copy

2  Đơn xin visa 

(ghi ngày nộp hồ sơ, ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)

 1 bản
3  Hình 4.5cm×3.5cm được chụp trong vòng 6 tháng trở lại  1 hình
4  Giấy bảo lãnh và Danh sách người xin visa (từ 2 người trở lên) của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản

  • Người đại diện công ty, tổ chức bảo lãnh phải có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.
  • Trường hợp nơi người xin visa đang làm việc cử đi công tác trả toàn bộ chi phí công tác hoặc người xin visa chứng minh được có khả năng trả toàn bộ chi phí công tác thì không cần Giấy bảo lãnh.

 1 bản

5  Giấy lý do mời của nơi tiếp nhận phía Nhật Bản

  • Đối với pháp nhân khi làm Giấy lý do mời, người đứng tên mời phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong Giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Người đại diện công ty, tổ chức mời phải có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Trường hợp là công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận của công ty.

 1 bản

6 Lịch trình lưu trú

  • Phải ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ thông tin nơi lưu trú (địa chỉ, số điện thoại)
  • Lịch trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm ~ đến ngày .. tháng .. năm
  • Lịch trình lưu trú phải được viết do công ty, tổ chức tiếp nhận phía Nhật Bản.
  • Trường hợp đào tạo ngắn hạn, phải ghi rõ chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạo, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có đào tạo thực tập hay không, có tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo hay không, các nội dung phí phụ cấp cụ thể như thế nào.
  • Lưu ý quan trọng: Lưu trú với mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý đối với trường hợp đào tạo ngắn hạn bên dưới.

 1 bản

7 Tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản: Một trong các hồ sơ sau:

  1. Sổ bộ đăng ký pháp nhân (tokibo)
  2. Bản in trang web của công ty
  3. Pamphlet giới thiệu về công ty
  4. Photocopy trang của công ty trong sách báo cáo 4 quý các công ty niêm yết.

※ Trường hợp nộp hồ sơ mục (2) và (3) thì phải có tên của người đại diện công ty trên giấy bảo lãnh hoặc mời.

※ Trường hợp người mời là cá nhân (giáo sư các trường đại học) thì có thể thay thế các hồ sơ nói trên bằng Giấy chứng nhận nghề nghiệp giáo sư.

 1 bản

8 Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời

  • Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet)
  • Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại giữa các công ty (hợp đồng mua bán, B/L v.v.)
  • Thư mời gửi người xin visa (dành cho trường hợp chưa có quan hệ thương mại).
  • Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục 5 nói trên.
 1 bản
9 Tài liệu xác định đương đơn xin visa

  • Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện v.v.  nơi người xin visa đang làm việc (bản copy)
  • Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc (copy) hoặc Quyết định cử đi công tác, Giấy phái cử (ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi)
  • Trường hợp người xin visa là người chủ doanh nghiệp thì nộp Giấy đăng ký kinh doanh (bản copy)
 mỗi loại 1 bản

Quy trình xin visa Nhật Bản

Thủ tục xin visa Nhật Bản

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Tùy theo từng mục đích và trường hợp cụ thể, hãy chuẩn bị hồ sơ như checklist ở phần trước. Dưới đây là các mẫu biểu và hướng dẫn cần làm cẩn thận và chính xác:

Lưu ý: hồ sơ photo và sao y công chứng trên giấy A4. Không ghim kẹp tài liệu.

Bước 2. Đặt lịch hẹn và nộp hồ sơ

Hiện tại, để nộp hồ sơ tại Vfs Global không cần đặt lịch hẹn, các bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại:

  • Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Nhật Bản
  • Tầng trệt, Tòa nhà Felix Alley, 151/1-2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận
  • Điện thoại: 028 35359603
  • Thời gian làm việc: 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00.Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trừ ngày nghỉ lễ
  • Website: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/jpn/

Lưu ý:

  • Tùy theo từng thời điểm, Vfs Global có thể yêu cầu đặt lịch hẹn trên website hoặc qua điện thoại.
  • Ngoài Vfs Global, bạn có thể thoải mái lựa chọn các Đại lý ủy thác xin visa đi Nhật khác tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh và Huế. Chi tiết địa chỉ trên cả nước: Danh sách đại lý ủy thác visa Nhật Bản
  • Theo phản hồi của nhiều cộng đồng du lịch bụi, có nhiều đại lý ủy thác hay đòi hỏi làm khó làm dễ hồ sơ hoặc thu lệ phí tiếp nhận cao. Vì vậy, nếu không nộp tại Vfs Global, hãy liên hệ trao đổi về hồ sơ, lệ phí chi tiết trước khi đi nộp cho đỡ mất công nhé.

Bước 3. Tiếp nhận các phản hồi và nhận kết quả

Theo quy định, thời gian xét duyệt là 5 ngày làm việc tại TP.HCM và 6 ngày làm việc tại Hà Nội. Trong thời gian xét duyệt, nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên đại lý ủy thác có thể gọi điện xác minh, bổ sung hồ sơ hoặc thông báo kết quả. Các câu hỏi xác minh qua điện thoại thường chỉ xoay quanh hồ sơ đã nộp như:

  • Có biết tiếng Anh/tiếng Nhật không
  • Ai là người khai đơn? Bạn có nộp hồ sơ trực tiếp hay nhờ người khác nộp? Nộp ở đâu?
  • Đi một mình hay đi với ai. Đi với bạn bè thì người đó là ai, tên gì, đã có visa chưa
  • Đang làm gì, chức vụ gì, chỗ làm việc
  • Dự định đi khi nào, đi bao lâu, lịch trình thế nào, ở đâu
  • Chi phí dự kiến hết bao nhiêu

Đừng lo lắng. Đây chỉ là các câu hỏi xác minh thông thường. Nếu bạn trực tiếp chuẩn bị hồ sơ thì không có gì là không trả lời được cả. Đến ngày hẹn trả kết quả hoặc khi được đại lý ủy thác thông báo, bạn mang giấy tờ cá nhân và biên lai lên nhận kết quả. Nếu đậu visa thì đóng phí lãnh sự. Trường hợp bị từ chối visa, đương đơn không phải đóng phí lãnh sự. Đại sứ quán cũng không công bố lý do từ chối. Đương đơn chỉ có thể nộp lại hồ sơ với cùng một mục đích sau 6 tháng kể từ ngày bị từ chối.

Điều Cần Biết bank Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland

2 Comments on “Thủ tục và Kinh nghiệm xin visa Nhật Bản tại TP.HCM”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *