Quy trình và thủ tục xin visa Pháp (Visa Schengen C)

Quy Trinh Va Thu Tuc Xin Visa Phap.jpg

Quy trình và thủ tục xin visa Pháp (Visa Schengen C)

Pháp là một điểm đến hấp dẫn được yêu thích bởi vẻ đẹp lãng mạn, kiến trúc cổ kính, và nền ẩm thực tinh tế. Được đặt chân đến “kinh đô ánh sáng” Paris hay thưởng ngoạn cảnh sắc vùng Provence thơ mộng là giấc mơ của nhiều du khách. Tuy nhiên, việc xin visa Pháp lại khiến nhiều người lo lắng vì thủ tục phức tạp, đặc biệt đối với những ai lần đầu làm hồ sơ.

Tuy vậy, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây của Bankervn. Thực hiện đúng các bước trong quy trình xin visa Pháp và đọc những kinh nghiệm do chúng tôi chia sẻ, bạn đã giúp hồ sơ của mình gia tăng tỉ lệ đậu rồi đấy. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thông tin chung về visa Pháp

Thông thường, khi nhắc đến visa Pháp, là nhắc đến visa dành cho mục đích ngắn hạn như du lịch, thăm thân, công tác… Bài này cũng tập trung hướng dẫn thủ tục xin visa Pháp ngắn hạn.

Visa ngắn hạn loại C

Visa Pháp ngắn hạn (Type-C) là thị thực schengen dành cho những người muốn lưu trú tại Pháp hoặc các quốc gia Schengen khác trong thời gian dưới 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày liên tục. Bao gồm ba loại, nhập cảnh 1 lần, nhập cảnh 2 lần và nhập cảnh nhiều lần. Visa loại C thường dùng cho các mục đích:

  • Tourism: Du lịch tự túc, theo đoàn.
  • Business: công tác, thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm, đàm phán, ký kết hợp đồng.
  • Visiting family or friends: thăm người thân, bạn bè, người yêu.
  • Cultural: sự kiện văn hóa
  • Sports: thể thao
  • Official visit: chuyến thăm cấp nhà nước.
  • Medical reasons: lý do y tế
  • Study: khóa đào tạo ngắn hạn.
  • Airport transit: quá cảnh tại sân bay.

Visa dài hạn loại D

Visa dài hạn Pháp được gọi là visa quốc gia Pháp, dành cho những người muốn lưu trú tại Pháp hơn 90 ngày. Có thời hạn từ 90 ngày đến 1 năm và có thể gia hạn. Visa loại D thường dùng cho các mục đích:

  • Du học, tham gia các khóa đào tạo hơn 90 ngày.
  • Đoàn tụ gia đình, kết hôn.
  • Lao động, làm việc, nghiên cứu.
  • Định cư.

Với các mục đích lưu trú dài hạn, visa chỉ là bước khởi đầu. Sau khi sang Pháp, trong vòng 3 tháng, bạn cần làm thẻ tạm trú tại chính quyền địa phương.

Xin visa Pháp có khó không

Quy trình và thủ tục xin visa Pháp

Theo quan điểm của Bankervn, visa Pháp thuộc nhóm khó. Bạn cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe. Tuy nhiên, trong khối Schengen thì Pháp là quốc gia thuộc loại “dễ tính” nhất. Vì vậy, hãy chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất và cố gắng đáp ứng nhiều nhất các tiêu chí của Đại sứ quán ở phần dưới đây.

Lưu ý: Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết thủ tục xin visa Pháp. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian để tự tìm hiểu hoặc muốn đơn giản hóa, hãy đăng ký tư vấn tại: Dịch vụ visa Pháp. Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 15.000+ Khách hàng trong và ngoài nước, Bankervn chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng.

Kinh nghiệm xin visa Pháp 

Visa ngắn hạn Pháp (Schengen Visa – Type C) có thời hạn lưu trú tối đa 90 ngày tại Schengen trong khoảng thời gian 180 ngày liên tục. Tuy nhiên, thời gian lưu trú thường được cấp dựa theo mục đích và hành trình của bạn. Visa Schengen tức là bạn có thể lưu trú tại tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen, không cho phép lưu trú tại các vùng Lãnh thổ Pháp tại hải ngoại.

Nếu hành trình lưu trú tại nhiều quốc gia trong khối Schengen, bạn cần nộp hồ sơ xin visa tại Quốc gia được coi là “điểm đến chính” của chuyến đi. 

Điểm đến chính là gì?

“Điểm đến chính” là quốc gia mà ở đó đương đơn sẽ thực hiện mục đích chính của chuyến đi.

  • Trường hợp mục đích của chuyến đi là giống nhau với tất cả các quốc gia sẽ đặt chân đến, Quốc gia điểm đến chính là nơi lưu trú lâu nhất.
  • Trường hợp cả mục đích chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia đều giống nhau, Quốc gia điểm đến chính là nơi đặt chân xuống đầu tiên.

Trên đây là quy định chung của khối Schengen. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xin visa Pháp thì Pháp phải là quốc gia bạn lưu trú nhiều hơn hẳn các quốc gia khác và Pháp phải là nơi bạn đến đầu tiên trong khối Schengen.

Các tiêu chí xét duyệt visa Pháp

Để đậu visa Pháp, bạn cần đáp ứng được các tiêu chí xét duyệt. Cụ thể như sau:

Đúng mục đích

Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xin visa là đúng mục đích. Điều này thể hiện qua lịch sử du lịch rồi đến tình hình tài chính và cuối cùng là hồ sơ nhân thân.

Nếu du lịch tự túc, bạn cần lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi, liệt kê từng khoảng thời gian, ở đâu, làm gì thật chi tiết để tăng thêm độ tin cậy nhé. Đây là bộ sưu tập các mẫu lịch trình du lịch để bạn tham khảo. Nếu đi thăm thân và công tác thì thư mời cần cung cấp đầy đủ thông tin về người mời, người được mời, mục đích chuyến đi, ai chi trả và lưu trú ở đâu. Tất cả cần trùng khớp và không mâu thuẫn với giấy xác nhận đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn.

Việc đặt vé máy bay và đặt phòng khách sạn không cần phải thanh toán trước và điều này không ảnh hưởng đến kết quả visa. Bạn có thể đặt vé thanh toán sau qua Vietnam Airlines và đặt phòng trả sau qua Booking.com, Hostelworld hay Agoda. Bạn cần chọn những khách sạn cho phép huỷ phòng miễn phí. Đặc biệt, nên đọc kỹ quy định của từng khách sạn, thời hạn được huỷ đặt phòng mà không mất phí. Nếu không, bạn có thể bị trừ tiền bất cứ lúc nào, kể cả khi không điền CVV.

Nếu như hồ sơ có bất cứ khúc mắc gì, nên có một lá Thư bày tỏ (letter of expression) bằng tiếng Anh để giải thích rõ ràng. Bày tỏ mong muốn được đến Pháp và cam kết tuân thủ mọi quy định của các quốc gia Châu Âu.

Lịch sử du lịch

Nếu bạn chưa đi du lịch tự túc bao giờ mà đi du lịch tự túc Pháp là vô lý. 99% bạn đi thăm thân hoặc có mục đích khác. 1% còn lại là thành phần nên từ chối không phải suy nghĩ. Tại sao ư? Để đi du lịch tự túc đòi hỏi phải có kế hoạch thực tiễn, kỹ năng và khả năng xử lý tình huống hay sự cố. Những điều này phải được đúc rút từ chính trải nghiệm của bạn. Chính vì vậy, lịch sử du lịch luôn luôn quan trọng với bất cứ loại visa nào. Ít nhất hãy đi vài nước từ Đông Nam Á đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản rồi hãy đi Pháp.

Chứng minh khả năng tài chính

Khả năng tài chính cần được thể hiện rõ ràng trên giấy tờ. Từ thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm đến tài sản như nhà đất, sổ tiết kiệm, xe hơi… Ít nhất cũng cho thấy bạn có khả năng chi trả cho chuyến đi và mọi phát sinh “có thể” xảy ra. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết và vượt qua kỳ vọng là điều không hề vô ích trong visa Schengen.

Tuy nhiên, cần lưu ý, tài sản phải phù hợp với thu nhập, nếu có sự bất hợp lý, hồ sơ có thể bị từ chối mặc dù đã đi khắp năm châu bốn bể. Mình đã từng chứng kiến nhiều hồ sơ rất mạnh mẽ nhưng rớt vì chủ quan, không nghiêm túc hay quá nhiều tài sản. Ngoài xã hội có tiền, có quyền, nhưng người xét duyệt đâu cần quan tâm. Họ quan tâm giấy tờ của bạn có hợp lý không, bạn có nghiêm túc với chuyến đi không, có khả năng chi trả không và tiền chi trả này có đúng pháp luật không.

Ràng buộc về nhân thân

Tình trạng nhập cư trái phép ở các nước châu Âu đang rất nóng, rất nhiều trường hợp người Việt Nam qua bên đó rồi trốn ở lại luôn. Vì vậy, những ràng buộc để trở về quốc gia xuất phát là một trong những yếu tố để ra quyết định cấp visa. Một người có gia đình, con cái, nhà đất tại Việt Nam sẽ nhiều ràng buộc hơn một người độc thân, ít tài sản.

Tuy nhiên, không có nghĩa độc thân không được cấp visa. Ở tình huống này, bạn chuẩn bị hồ sơ rõ ràng, chi tiết thể hiện tôn trọng lãnh sự và nghiêm túc với chuyến đi. Người xét duyệt chắc chắn sẽ cảm nhận được điều này giữa hàng đống hồ sơ mỗi ngày.

Nộp visa Pháp ở đâu

Đại Sứ Quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.HCM không trực tiếp nhận hồ sơ. Thay vào đó, họ ủy quyền cho Trung tâm tiếp nhận thị thực Pháp (TLSContact) tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả visa. Trung tâm này có 2 địa chỉ tại Việt Nam:

  • Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà Pacific Place, 83B Đường Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.
  • TP Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà Văn phòng, Vincom Đồng Khởi, 72 Đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1.

Lệ phí xin visa Pháp

Khi xin visa Pháp, bạn cần nộp 2 loại phí, phí xét duyệt của Đại sứ quán và phí dịch vụ của trung tâm tiếp nhận. Chi tiết như sau:

Phí xét duyệt

  • Từ 12 tuổi trở lên: 90 EURO.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 45 EURO.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.

Phí dịch vụ 

  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ đã bao gồm VAT là 677k một hồ sơ.
  • Ngoài ra, còn có các loại phí bổ sung không bắt buộc sau như: phòng chờ cao cấp, nộp hồ sơ ngoài giờ, nhập hồ sơ tại nhà, chuyển phát nhanh, SMS…

Thời gian xét duyệt visa Pháp

Theo quy định, thời gian xử lý visa ngắn hạn của Pháp là 15 ngày kể từ khi bạn nộp đầy đủ hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài hơn trong các đợt cao điểm xin visa Pháp hoặc trường hợp phải bổ sung thêm hồ sơ. Cao điểm du lịch Pháp là vào mùa thu (tháng 10-12) và mùa hè (tháng 6-8).

Nên nộp hồ sơ xin visa Pháp trước ngày đi bao lâu? Pháp quy định chỉ được nộp hồ sơ trước ngày đi tối đa 90 ngày. Còn theo kinh nghiệm của Bankervn, bạn nên nộp hồ sơ trước ngày đi ít nhất 1 tháng.

Hồ sơ xin visa Pháp

Bạn cần mang bản gốc và bản sao y công chứng trong vòng 6 tháng của tất cả tài liệu được liệt kê dưới. Giấy tờ tiếng Việt cần dịch sang tiếng Anh/tiếng Pháp có đóng dấu công ty dịch thuật. Đôi khi, bạn sẽ bị yêu cầu cung cấp đăng ký kinh doanh thể hiện ngành nghề dịch thuật của công ty đó. Trẻ em dưới 18 tuổi không đi cùng ba mẹ cần có thư đồng ý công chứng và dịch thuật đóng dấu công ty.

1. Hồ sơ xin visa du lịch

1.1. Form

  • Signed and dated application form
  • Receipt France-Visas

1.2. Pre-Requisites

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 3 tháng kể từ ngày dự định rời khỏi Schengen, ít nhất hai trang trống. Một bản photo tất cả các trang có thông tin của hộ chiếu hiện tại, hộ chiếu cũ (nếu có).
  • Ảnh thẻ 3.5xcm, nền trắng, theo tiêu chuẩn ICAO, chụp trong 3 tháng gần nhất.
  • Nếu quý vị không phải công dân nước nơi quý vị đang lưu trú thì cung cấp giấy tờ lưu trú hợp pháp của quý vị tại nước sở tại (thẻ lưu trú vv).

1.3. Purpose Of Travel/Stay

  • Thư của công ty du lịch kèm chương trình du lịch, hoặc tất cả những giấy tờ khác trình bày cụ thể nội dung chương trình du lịch.
  • Xác nhận đặt vé khứ hồi hoặc Lịch trình du lịch

1.4. Socio-Professional Situation: Bằng chứng về tình trạng nghề nghiệp (hợp đồng lao động, giấy chứng nhận việc làm, giấy chứng nhận nghỉ phép có chữ ký của người sử dụng lao động, giấy chứng nhận hưu trí)+ bản sao công chứng hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn cho người đã kết hôn..

1.5. Funds: Sao kê tài khoản ngân hàng, bảng lương của 3 tháng gần nhất, giấy chứng nhận nộp thuế (đối với Công ty hoặc Doanh nghiệp), nguồn thu nhập mang tính đều đặn đến từ bất động sản, giấy chứng nhận hưu trí, cổ tức, kiều hối. Trong trường hợp có người bảo lãnh, cần cung cấp bằng chứng về nguồn thu nhập đầy đủ, đáng tin cậy và thường xuyên. Các bản sao phải có công chứng.

1.6. Accommodation: Xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc hợp đồng thuê căn hộ nghỉ dưỡng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu. Nếu Cư trú tại Nhà Một Cá Nhân: giấy chứng nhận tiếp đón (mẫu Cerfa).

1.7. Travel Health Insurance: Giấy xác nhận bảo hiểm y tế cho chuyến du lịch

2. Hồ sơ xin visa thăm thân, bạn bè

2.1. Form

  • Signed and dated application form
  • Receipt France-Visas

2.2. Civil Status: Nếu có thể, bằng chứng về mối quan hệ nhân thân với chủ nhà.

2.3. Pre-Requisites

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 3 tháng kể từ ngày dự định rời khỏi Schengen, ít nhất hai trang trống. Một bản photo tất cả các trang có thông tin của hộ chiếu hiện tại, hộ chiếu cũ (nếu có).
  • Ảnh thẻ 3.5xcm, nền trắng, theo tiêu chuẩn ICAO, chụp trong 3 tháng gần nhất.
  • Nếu quý vị không phải công dân nước nơi quý vị đang lưu trú thì cung cấp giấy tờ lưu trú hợp pháp của quý vị tại nước sở tại (thẻ lưu trú vv).

2.4. Purpose Of Travel/Stay: Xác nhận đặt vé khứ hồi hoặc Lịch trình du lịch

2.5. Socio-Professional Situation: Bằng chứng về tình trạng nghề nghiệp (hợp đồng lao động, giấy chứng nhận việc làm, giấy chứng nhận nghỉ phép có chữ ký của người sử dụng lao động, giấy chứng nhận hưu trí)+ bản sao công chứng hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn cho người đã kết hôn..

2.6. Funds: Sao kê tài khoản ngân hàng, bảng lương của 3 tháng gần nhất, giấy chứng nhận nộp thuế (đối với Công ty hoặc Doanh nghiệp), nguồn thu nhập mang tính đều đặn đến từ bất động sản, giấy chứng nhận hưu trí, cổ tức, kiều hối. Trong trường hợp có người bảo lãnh, cần cung cấp bằng chứng về nguồn thu nhập đầy đủ, đáng tin cậy và thường xuyên. Các bản sao phải có công chứng.

2.7. Accommodation: Nơi lưu trú (chứng nhận đón tiếp). Đối với người mời: bản sao giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập cá nhân và bản sao kê chi tiết tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất.

2.8. Travel Health Insurance: Giấy xác nhận bảo hiểm y tế cho chuyến du lịch

3. Hồ sơ xin visa công tác, thương mại

3.1. Forms

  • Signed and dated application form
  • Receipt France-Visas

3.2. Pre-Requisites

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn ít nhất 3 tháng kể từ ngày dự định rời khỏi Schengen, ít nhất hai trang trống. Một bản photo tất cả các trang có thông tin của hộ chiếu hiện tại, hộ chiếu cũ (nếu có).
  • Ảnh thẻ 3.5xcm, nền trắng, theo tiêu chuẩn ICAO, chụp trong 3 tháng gần nhất.
  • Nếu quý vị không phải công dân nước nơi quý vị đang lưu trú thì cung cấp giấy tờ lưu trú hợp pháp của quý vị tại nước sở tại (thẻ lưu trú vv).

3.3. Purpose Of Travel/Stay

  • Thư mời của doanh nghiệp hay của bên mời tham dự họp, hội thảo hoặc những sự kiện có tính chất thương mại, công nghiệp hoặc đặc thù công việc; hoặc tất cả những giấy tờ chứng minh mối quan hệ nghề nghiệp hoặc thương mại; hoặc vé mời tham dự hội chợ thương mại hoặc hội nghị…
  • Xác Nhận Đặt Vé Khứ Hồi Hoặc Lịch Trình.

3.4. Socio-Professional Situation: Hợp đồng lao động bằng tiếng Việt và Quyết định bổ nhiệm. Nếu là pháp nhân hoạt động độc lập, giấy tờ chứng minh hoạt động của doanh nghiệp (giấy chứng nhận xuất khẩu – nhập khẩu, giấy đăng kí kinh doanh, giấy tờ chứng minh hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ. Các giấy tờ phải được sao y bản chính có xác nhận.

3.5. Funds: Sao kê tài khoản ngân hàng, bảng lương ba tháng gần nhất, xác nhận đã nộp thuế đối với công ty hoặc doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh thu nhập mang tính chất đều đặn đến từ bất động sản, sổ hưu. Trong trường hợp có người giám hộ: giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập đầy đủ, đáng tin cậy và đều đặn của người giám hộ. Các giấy tờ phải được sao y bản chính có xác nhận.

3.6. Accommodation: Xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc hợp đồng thuê căn hộ nghỉ dưỡng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu. Nếu cư trú tại nhà một cá nhân : giấy chứng nhận tiếp đón (mẫu Cerfa).

3.7. Travel Health Insurance: Giấy xác nhận bảo hiểm y tế cho chuyến du lịch.

Quy trình xin visa Pháp

Cách nộp hồ sơ xin visa Pháp tại TLS Contact

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Ở phần trên, Bankervn đã liệt kê Checklist của Đại sứ quán Pháp dành cho 3 mục đích cơ bản: du lịch, thăm thân và công tác. Dựa vào đó, hãy lên danh sách hồ sơ cho trường hợp của bạn và chuẩn bị đầy đủ nhất có thể. Tùy theo yêu cầu của Đại sứ quán, bạn cần mang hồ sơ đi sao y công chứng và dịch thuật đóng dấu công ty:

  • Hộ chiếu: photo tất cả các trang thông tin.
  • Các giấy tờ gốc không nộp bản gốc như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, hợp đồng lao động… cần sao y công chứng.
  • Các giấy tờ tiếng Việt cần dịch thuật sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép…

Thời gian dịch thuật thường là từ 1 – 2 ngày làm việc. Tham khảo bảng phí dịch thuật của Bankervn tại đây.

Bước 2. Khai đơn online

Khai đơn là yêu cầu bắt buộc trước khi đặt lịch hẹn. Khi khai đơn online, bạn cần điền thông tin chính xác về ngày đi, ngày về, nơi ở đầu tiên. Tham khảo hướng dẫn điền đơn xin visa Pháp online. Sau khi hoàn tất việc khai đơn. Bạn sẽ nhận được file PDF: All_documents. Bao gồm: Application form và Receipt France-Visas.

Bước 3. Đặt lịch hẹn và thanh toán

Sau khi đã hoàn thành khai đơn online, bạn cần truy cập vào website của TLSContact để tạo tài khoản và đặt lịch hẹn. Trang web có tiếng Việt, chỉ cần lập tài khoản và điền thông tin đầy đủ để đặt lịch hẹn. Nếu như đi theo nhóm, chỉ cần tạo một acc và đặt lịch cho cả nhóm. Ở bước này, bạn cần thanh toán phí dịch vụ của TLSContact là 831k qua các hình thức như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng… Sau khi thanh toán, bạn sẽ nhận được lịch hẹn qua email. Tham khảo: hướng dẫn đặt lịch hẹn xin visa Pháp.

Lưu ý: chỉ được thay đổi lịch hẹn 1 lần trong vòng 48h trước giờ hẹn.

Bước 4. Hoàn thiện và sắp xếp hồ sơ

Đến bước này, hồ sơ của bạn đã hoàn thiện. Chỉ cần in ấn, sắp xếp lại hồ sơ theo đúng thứ tự như tờ Checklist trong file Receipt France-Visas. Kiểm tra lại một lần nữa toàn bộ giấy tờ.

Lưu ý: đi theo nhóm thì hồ sơ của từng người vẫn phải độc lập, đầy đủ.

Bước 5. Nộp hồ sơ

Đến ngày hẹn, bạn mang toàn bộ hồ sơ đến TLSContact để nộp và lấy sinh trắc học. Nên ăn mặc lịch sự và có mặt trước 15′ so với giờ hẹn. Nhân viên ở đây sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ trước khi tiếp nhận, đối chiếu bản chính và trả lại bản chính cho bạn. Passport sẽ giữ lại cho đến ngày trả kết quả. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn lăn tay, chụp hình, đóng phí và nhận biên lai. Có thể đăng ký nhận kết quả visa qua đường chuyển phát nhanh. Nếu có một lý do nào không đến nộp hồ sơ như đã hẹn, bạn cần đặt lại lịch hẹn mới. Việc đặt lịch chỉ được thực hiện sau 48h kể từ lịch hẹn cũ.

Lưu ý: Trẻ em dưới 12 tuổi không phải lăn tay nhưng cần chụp hình. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi bắt buộc đi cùng người giám hộ, người giám hộ cần có giấy tờ chứng minh quan hệ.

Bước 6. Theo dõi hồ sơ và Nhận kết quả

Trong thời gian chờ kết quả, có thể kiểm tra tình trạng xét duyệt online bằng cách đăng nhập vào trang web đặt lịch hẹn của TLSContact. Pháp rất ít khi phỏng vấn, đôi khi họ có gọi điện để xác minh thông tin. Hầu hết các câu hỏi đều xoay quanh thông tin cá nhân, công việc, tài chính, mục đích chuyến đi. Bạn chỉ cần trả lời thành thật là được. Đến khi có kết quả, có thể nhận kết quả qua các hình thức:

  • Đương đơn nhận trực tiếp tại TLSContact: mang theo CCCD và hóa đơn.
  • Đương đơn ủy quyền cho người khác nhận trực tiếp tại TLSContact: Uỷ quyền nhận thay theo mẫu TLS (2 bản tiếng Việt) ký khi nộp hồ sơ. Hồ sơ nhận thay bao gồm: Ủy quyền, hóa đơn, CCCD của người nhận thay.
  • Nhận qua chuyển phát nhanh nếu đăng ký vào ngày nộp hồ sơ.

Kết quả visa Pháp là một phong bì được niêm phong. Bạn cần mở ra, xem trong hộ chiếu, nếu có dán visa là đậu. Trong trường hợp bị từ chối đơn xin cấp thị thực, đương đơn sẽ nhận được thư thông báo.

Nộp đơn xin xét lại

Trong thư từ chối, có hướng dẫn cách nộp đơn xin xét lại nếu muốn. Nôm na là viết đơn xin xét lại, gửi đến địa chỉ ghi trong thư từ chối, không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào khác. Phòng Thị Thực sẽ tiến hành xem xét lại hồ sơ sau khi nhận được đơn. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đơn, nếu không nhận được phản hồi của Phòng Thị Thực đồng nghĩa với quyết định từ chối vẫn được giữ nguyên. Lưu ý: Phòng Thị Thực không trả lời mọi yêu cầu giải thích lý do từ chối.

Pháp không quy định thời gian nộp lại hồ sơ nếu bị từ chối. Tức là có thể nộp lại ngay sau khi bị từ chối. Tuy nhiên, bạn cần xem xét lại hồ sơ của mình và đọc kỹ thư từ chối để tìm ra nguyên nhân. Từ đó khắc phục những điểm còn yếu trong hồ sơ trước khi nộp lại. Nếu nộp lại hồ sơ mà không có gì mới thì kết quả sẽ không thay đổi.

Điều Cần Biết bank Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *