Hộ chiếu Vaccine, Các nước công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 Việt Nam
Hộ chiếu vaccine Việt Nam là gì và có vai trò như thế nào? Việt Nam đã áp dụng chính sách hộ chiếu vắc xin chưa? Có thể sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin Covid-19 của Việt Nam ở nước ngoài hay không?
“Hộ chiếu vaccine” (hay hộ chiếu vắc xin) đang là chủ đề rất nóng được bàn luận trong thời gian gần đây.
Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của cuộc sống của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và hộ chiếu vắc xin đang là giải pháp giúp thế giới có thể chung sống với đại dịch và sớm trở lại hoạt động như trước dịch ở một trạng thái “bình thường mới”.
Vậy hộ chiếu vaccine là gì? Vai trò của hộ chiếu vaccine đối với khách du lịch như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này của Visana.

1. Hộ chiếu vaccine là gì?
Hộ chiếu vaccine là giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine covid-19 của một cá nhân đã tiêm đủ số mũi vacxin theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Hộ chiếu vaccine còn được gọi là chứng thư số vaccine / visa vắc xin, hộ chiếu Covid (Vaccine passport), hoặc hộ chiếu sức khỏe.
Đương đơn sẽ được cấp hộ chiếu vaccine khi đã tiêm đủ 02 mũi vaccine phòng Covid-19 và sử dụng giấy tờ này như bằng chứng để có thể đi lại trong phạm vi được cho phép. Một số quốc gia như Israel, Trung Quốc cấp hộ chiếu vắc xin dưới dạng ứng dụng điện tử – hộ chiếu số. Các cá nhân sẽ lưu trữ hộ chiếu vaccine trên điện thoại và xuất trình dưới dạng mã QR code.
2. Vai trò của Hộ chiếu vaccine?
Với các cá nhân, hộ chiếu vaccine được coi là tấm hộ chiếu quyền lực về an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch chưa hoàn toàn được kiểm soát ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Với các quốc gia, hộ chiếu vaccine được xem là công cụ giúp mở cửa nền kinh tế, kích cầu ngành du lịch sau khi bị kìm hãm bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Hộ chiếu vắc xin cũng cung cấp sự bảo vệ gián tiếp cho những người không thể tiêm chủng vì lý do sức khoẻ hoặc trẻ em chưa đủ tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Tuy nhiên, dù nhiều nước trên thế giới đã triển khai “hộ chiếu vaccine” nhưng Tổ chức y tế thế giới WHO đến nay vẫn chưa hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này do có nhiều ẩn số liên quan đến hiệu quả của việc tiêm chủng trong khả năng ngăn ngừa Covid-19, trong khi nguồn cung cấp vaccine vẫn còn hạn chế.
3. Quyền lợi khi sở hữu hộ chiếu vaccine là gì?
Sở hữu hộ chiếu vaccine, người nhập cảnh sẽ được:
- Miễn xét nghiệm Covid-19, hoặc
- Miễn cách ly khi nhập cảnh theo quy định từng quốc gia
4. Lộ trình áp dụng chính sách Hộ chiếu vaccine Covid của Việt Nam
Tính đến đầu tháng 11/2021, Việt Nam vẫn chưa chính thức công bố mẫu hộ chiếu vaccine Việt Nam mà chỉ có giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 cho những ai đã tiêm đủ mũi hoặc giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19.
Giấy chứng nhận tiêm vắc xin Covid của Việt Nam (thẻ xanh – green pass) đã có bản kỹ thuật số trên ứng dụng điện thoại. Dự kiến Hộ chiếu vaccine của Việt Nam sẽ được cấp đồng thời trên môi trường điện tử và bản giấy và có mã xác thực.
Dù chưa chính thức áp dụng, Chính phủ Việt Nam cũng đang bắt đầu thí điểm chính sách hộ chiếu vắc xin cho người nhập cảnh Việt Nam từ tháng 11/2021. Cụ thể:
- Người nhập cảnh vào Việt Nam chỉ cần cách ly 07 ngày khi có các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận kết quả âm tính với Covid-19 bằng Phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ trước khi bay đến Việt Nam,
- Giấy chứng nhận tiêm chủng đủ mũi vaccine ngừa Covid-19 với liều cuối được tiêm ít nhất 14 ngày trước khi nhập cảnh, hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 và giấy chứng nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn không quá 06 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh, hoặc các giấy tờ khác tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước đã điều trị cấp.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng/giấy xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19 của 72 quốc gia/vùng lãnh thổ. Xem danh sách các quốc gia đã gửi hộ chiếu vắc xin/giấy chứng nhận khỏi bệnh cho Chính phủ Việt Nam tại đây.
5. Danh sách các nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam
Tính đến hiện tại, có 04 quốc gia đã công nhận giấy chứng nhận tiêm vaccine hay hộ chiếu vaccine Việt Nam và có thể dùng để nhập cảnh vào các nước này.
Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, Belarus, và Anh đã có thông báo chính thức về việc đồng ý công nhận hộ chiếu vắc xin của Việt Nam với các tiêu chuẩn cụ thể của loại vắc xin. Riêng Ấn Độ đã đồng ý về mặt nguyên tắc.
Hiện Bộ Ngoại giao đang trao đổi với khoảng 80 đối tác để đẩy nhanh việc công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine.
Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu đều đang xem xét và chờ Việt Nam ban hành và giới thiệu mẫu hộ chiếu vaccine thống nhất.
Cụ thể hướng dẫn sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 của Việt Nam theo từng quốc gia như sau:
1.1 Mỹ
Mỹ là một trong các quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine (chứng nhận tiêm chủng vaccine) của Việt Nam sớm nhất, vào thời điểm cuối tháng 10/2021.
Từ ngày 8/11/2021, tất cả người nước ngoài đến Mỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải được tiêm đầy đủ vaccine Covid-19
- Có giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 trước khi lên máy bay đến Mỹ
- Đối với các hành khách không được tiêm phòng đầy đủ, từ 02 tuổi trở lên, bất kể quốc tịch sẽ cần xuất trình kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính cho mẫu được lấy ít nhất 03 ngày (72 tiếng) trước khi khởi hành đến Mỹ hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh Covid-19 trước khi lên máy bay.
- Công dân Mỹ chưa tiêm và các đối tượng miễn trừ muốn nhập cảnh Hoa Kỳ phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành.
Người dưới 18 tuổi và người mắc một số vấn đề sức khỏe được miễn yêu cầu tiêm vắc xin khi nhập cảnh.
Những người đến Mỹ vì mục đích không phải du lịch từ 50 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng dưới 10% được miễn yêu cầu tiêm vắc xin và thay bằng giấy xác nhận kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, nếu muốn ở lại Mỹ quá 60 ngày, những người này cần phải tiêm chủng tại Mỹ.
CDC Mỹ chấp nhận các loại vắc xin được cơ quan chức năng Mỹ hay WHO cấp phép, đồng thời chấp nhận du khách tiêm trộn vắc xin. Danh sách này không có Sputnik V của Nga do chưa được WHO phê duyệt.
1.2 Nhật Bản
Từ 1/10/2021, Chính Phủ Nhật Bản đã công nhận chứng nhận tiêm chủng bản giấy và bản điện tử của Việt Nam. Chứng nhận này có hiệu lực từ thời điểm nhập cảnh.
Cá nhân chỉ cần nộp:
- bản sao của giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 của Việt Nam tại thời điểm nhập cảnh, và
- giấy xác nhận kết quả xét nghiệm test Covid-19 theo phương pháp PCR trong vòng tối đa 72 giờ trước khi xuất cảnh
thì sẽ được giảm thời gian cách ly còn 14 ngày sau khi nhập cảnh.
Tuỳ theo Ban kiểm dịch tại từng nơi nhập cảnh mà cách áp dụng sẽ khác nhau. Cá nhân có thể gửi ảnh chụp màn hình của chứng nhận điện tử đến địa chỉ email được chỉ định hoặc gửi dữ liệu đến máy in để in chứng nhận ra). Do đó, cần tham khảo yêu cầu của Ban kiểm dịch nơi nhập cảnh.
Để rút ngắn thời gian cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản, cá nhân có thể thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 10 sau khi nhập cảnh và có kết quả âm tính được chấp thuận bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Danh sách các cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm PCR để được nhập cảnh vào Nhật Bản tại đây.
1.3 Anh
Ngày 26/10/2021, Việt Nam và Anh (the U.K) vừa thống nhất công nhận chứng nhận tiêm chủng vacxin Covid-19 của nhau. Theo Chính phủ Anh, người có giấy tờ chứng minh đã tiêm đủ liều phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 trong vòng 02 ngày sau khi nhập cảnh và chỉ phải cách ly nếu kết quả xét nghiệm dương tính.
Vương quốc Anh cũng đồng ý cho phép người nhập cảnh có tiêm “trộn” 02 loại vắc xin, miễn là chúng nằm trong danh sách các vắc xin được Chính phủ Anh chấp nhận, đồng thời cũng chấp nhận việc tiêm 2 mũi ở 2 nơi khacs nhau.
Tuy nhiên, người đã từng mắc Covid-19 đã khỏi bệnh không được tính vào diện đã tiêm đầy đủ.
Để đủ điều kiện nhập cảnh Anh, du khách phải có:
- Giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ mũi tiêm với các điều kiện sau:
- mũi thứ 2 tiêm trước ít nhất 14 ngày trước khi đến Anh.
- Các loại vaccine được chấp nhận bao gồm: Oxford/AstraZeneca, Pfizer BioNTech, Moderna, và Janssen, Sinovac, Sinopharm Beijing, Covaxin. Phiên bản của một số loại vắc xin này cũng được chấp nhận như Covishield (AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ) hay Moderna Takeda (sản xuất tại Nhật).
- Chứng nhận tiêm chủng phải được cấp bởi các cơ sở y tế được chính phủ Việt Nam phê duyệt và dưới ngôn ngữ tiếng Anh/Pháp/Tây Ban Nha
- Chứng nhận tiêm chủng phải chứa tối thiểu các thông tin sau:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Tên loại vaccine được tiêm và nhà sản xuất
- Ngày tiêm cho từng mũi vaccine (với loại tiêm mỗi mũi)
- Quốc gia/vùng lãnh thổ tiêm vaccine và/hoặc đơn vị cấp giấy chứng nhận tiêm
Việc công nhận “hộ chiếu vắc xin” của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công dân và giao thương giữa hai nước.
1.4 Belarus
Vào đầu tháng 11/2021, Chính phủ Belarus đã chính thức chấp thuận chứng nhận vaccine của Việt Nam, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thúc đẩy việc đi lại của công dân và hoạt động thương mại giữa hai nước.
1.5 Ấn Độ
Ấn độ đã đồng ý về mặt nguyên tắc với chứng nhận tiêm chủng vacxin Covid-19 của Việt Nam. Xem hướng dẫn nhập cảnh cho khách quốc tế đến Ấn Độ mới nhất.
Hãy theo dõi bài viết này của Visana để cập nhật các thông tin mới nhất về hộ chiếu vaccine Việt Nam.
Điều Cần Biết Visa Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland