Các nhóm máu ở Người

Các nhóm máu ở Người

Mỗi người sinh ra đều có một nhóm máu khác nhau, có thể giống bố hoặc mẹ, hoặc cũng có thể khác với bố mẹ. Theo y học thì hiện nay có 46 nhóm máu khác nhau, nhưng có 4 nhóm máu chính ở người là nhóm máu A, B, O, AB.

Con người có 4 nhóm máu là: O, A, B, AB. Ý nghĩa các nhóm máu trong việc truyền và cho đi:

Nhóm máu O có thể truyền cho cả bốn nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả bốn nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.

Tỉ lệ các loại nhóm máu trên Thế giới:

O: 44.42%

A: 34.83%

B: 13.61%

AB: 7.14%

Nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất hiện nay. Vì sao nhóm AB lại hiếm như vậy?

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B, tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác.

Và ai có nhóm AB cũng nên chuẩn bị tinh thần, sức khỏe để cứu người lâm nạn.

Theo ý kiến của một bạn độc giả: AB có thể nhận được tất cả các nhóm máu, nhưng vẫn cho là nhóm máu hiếm và có người phải kêu gọi xin nhóm máu AB là vì, lý thuyết thì đúng là nó có thể nhận tất cả, nhưng sau 1 thời gian dài, cùng với sự phong phú về lâm sàng bệnh lý và sự phát triển của y học, thì các nhà y khoa đã nhận ra rằng, sự truyền máu không đúng nhóm, dù là theo đúng nguyên tắc truyền máu hệ ABO nhưng thật sự vẫn có quá nhiều nguy cơ tai biến, lợi bất cập hại. Vậy nên trừ trường hợp cấp cứu đe dọa đến tính mạng thì mới truyền khác nhóm máu, còn không sẽ luôn cố gắng truyền máu cùng nhóm cho người bệnh là tốt nhất. Thậm chí hiện nay, chuyên khoa Huyết học còn khuyến cáo, ở 1 số bệnh lý nhất định không nên truyền máu toàn phần, mà nếu có điều kiện thì truyền chế phẩm của máu (là những thành phần của máu đã được tách riêng ra như Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu… ) là tốt nhất, nghĩa là qua xét nghiệm thiếu gì truyền nấy, tránh truyền máu toàn phần bởi có những bệnh lý không thiếu máu toàn phần mà chỉ thiếu 1 vài thành phần của máu, nếu truyền máu toàn phần sẽ làm dư thừa những thành phần còn lại, cũng không có lợi. Vậy nên các bạn đừng nghĩ cứ nghĩ sao không truyền các nhóm máu khác cho bệnh nhân nhóm máu AB. Chỉ khi bất đắc dĩ thôi, và có cũng truyền được 1 vài đơn vị chứ không truyền được nhiều, vì đối với những bệnh nhân đang suy kiệt, truyền thế có khi góp phần khiến toàn trạng của bệnh nhân tồi tệ hơn.

Các nhóm máu ở Người

5 (100%) 4 vote[s]



Điều Cần Biết Sức Khỏe Squaland

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *